Cảm ơn đã ghé thăm Bloger của Tùng Chim Yến

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Các yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa trong lĩnh vực nuôi chim yến


Các yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa trong lĩnh vực nuôi chim yến



Đã từ lâu các yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa được đề cập và áp dụng trong nghệ thuật chiến tranh, kinh doanh và nhiều vấn đề khác trong khoa học kỹ thuật và xã hội. Vậy 3 yếu tố này có ý nghĩa như thế nào đối với lĩnh vực nuôi chim yến?

1. Thiên thời

Thiên là nói đến điều kiện thời tiết khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa, ngày đêm, ...

Như tôi đã từng đề cập về những "Đặc điểm tự nhiên của chim yến", nhiệt độ vi mô thích hợp cho chim yến là 27-29C. Vì vậy khi lựa chọn vùng nuôi chim yến phải có nhiệt độ thích hợp, do đó hiện nay ở Việt Nam chỉ có những tỉnh từ phía nam đèo Hải Vân trở vào mới có điều kiện thích hợp để nuôi chim yến.

Ngoài ra khi lựa chọn khu vực nuôi chim yến cần tránh những vùng có gió mạnh vì chim yến sẽ khó tìm được đường vào nhà nuôi chim yến và gió quá mạnh thổi vào nhà nuôi chim yến làm chim không yên tâm khi vào ở.

Như vậy vấn đề thiên thời là vấn đề đầu tiên và tiên quyết khi quyết định đầu tư xây dựng một ngôi nhà nuôi chim yến.

2. Địa lợi

Địa là nói đến đặc điểm về địa hình, địa vật, địa thế và trong lĩnh vực nuôi chim yến thì vấn đề địa lợi còn là vấn đề nguồn chim.

Khi xây dựng một ngôi nhà nuôi chim yến cần phải khảo sát kỹ về những đặc điểm tự nhiên của khu vực xung quanh nhà nuôi như cây cối, sông ngòi, đồng cỏ,... Ngoài ra cần phải nghiên cứu kỹ những địa hình vật có thể ảnh hưởng tới đường bay của chim vào nhà nuôi chim yến.

Một vấn đề hết sức quan trọng tới quyết định đầu tư nuôi chim là nguồn chim ở khu vực định đầu tư và những ngôi nhà nuôi chim khác ở xung quanh.

Như vậy vấn đề địa lợi ảnh hưởng nhiều tới việc thiết kế một ngôi nhà nuôi chim yến thích hợp, đồng thời nó quyết định tới quy mô xây dựng nhà nuôi chim yến.

3. Nhân hòa

Nhân là vấn đề con người.

Khi đầu tư hay làm bất cứ một công việc gì thì vấn đề con người là yếu tố sống còn cho sự thành công. Con người ở đây bao gồm chủ đầu tư, nhà tư vấn nuôi chim yến và những người xung quanh nhà nuôi chim yến.

Lĩnh vực đầu tư nuôi chim yến là lĩnh vực gây nhiều tranh cãi nhất vì từ trước đến nay phần lớn chúng ta đều suy nghĩ nuôi chim yến là một đầu tư mạo hiểm và liều lĩnh. Vì những hiểu biết không đúng về chim yến như chim yến chỉ sống ngoài đảo, làm sao có thể nuôi chim yến ở những vùng sâu trong nội địa cách biển hàng chục thậm chí hàng trăm mét. Ngoài ra nuôi chim yến phụ thuộc rất nhiều vào nguồn chim tự nhiên và kỹ thuật dẫn dụ. Do đó đòi hỏi chủ đầu tư phải là một người phải có niềm đam mê đầu tư và niềm đam mê với chim yến.

Nhà tư vấn nuôi chim yến cần phải có một cái tâm đối với nghề, đối với khách hàng. Đồng thời nhà tư vấn phải có có những hiểu biết sâu rộng về chim yến. Có được 2 yếu tố như vậy thì nhà tư vấn mới mong phát triển lâu dài và bền vững.

Những người sống xung quanh nhà nuôi chim yến cũng có ảnh hưởng nhiều tới ngôi nhà nuôi chim yến của chúng ta. Chúng ta cần phải phải phòng tránh sự phá hoại nhà nuôi chim yến vì con người được coi là địch họa khó lường nhất đối với chim yến.

Nói tóm lại ba yếu tố Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa là ba yếu tố hết sức quan trọng của lĩnh vực nuôi chim yến. Chúng ta cần phải hiểu rõ ba yếu tố này để có thể xây dựng một ngôi nhà yến thành công.

Ảnh hưởng của yếu tố "Mùa" đến quá trình gọi chim


Ảnh hưởng của yếu tố "Mùa" đến quá trình gọi chim

Yếu tố "Mùa" mà tôi muốn nói đến đó là "Mùa" của thời tiết khí hậu và "Mùa" sinh sản của chim yến.

Ảnh hưởng của yếu tố "Mùa" đến quá trình gọi chim yến như thế nào? Đây là một câu hỏi mà tôi được hỏi nhiều của nhiều bạn muốn tìm hiểu về nuôi chim yến và của chủ những nhà nuôi chim yến.

1. "Mùa" thời tiết khí hậu

Trong quá trình quan sát những nhà nuôi chim yến và những vùng đi ăn của chim yến bước đầu cho thấy sự thay đổi thời tiết làm cho chim yến thay đổi vùng kiếm thức ăn. Khi thời tiết thay đổi cũng làm cho số lượng xuất hiện của chim tại một địa điểm nhất định cũng thay đổi.

Vì vậy trong quá trình gọi chim vào những mùa có sự thay đổi thường xuyên về thời tiết như lúc nắng gắt, lúc mưa, lúc gió ... là rất khó khăn. Theo tôi để đảm bảo dụ được chim yến vào nhà ở thì thời tiết phải đảm bảo ổn định khoảng trên 10 ngày.


2. "Mùa" sinh sản của chim yến

Như chúng ta đã biết chim yến rất trung thành, khi đã vào nhà ở thì rất khó bỏ đi. Do đó quá trình dụ chim yến là quá trình dụ những con chim non chưa trưởng thành. Vì vậy yếu tố mùa sinh sản ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công trong quá trình dụ chim.


Chu kỳ sinh sản của chim yến ở vùng Sarawat - Bảng này được chụp từ "Swiftlets of Borneo - Builder of Edible Birdnest"
Hiện nay tôi đang nghiên cứu về những mùa sinh sản của chim yến. Bước đầu cho thấy "Mùa" sinh sản của chim yến của khu vực miền Trung (Quảng Ngãi) và miền Nam (Sài Gòn) có sự chênh lệch nhau. Theo tôi nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết của 2 vùng này khác nhau rõ rệt.
 Tổng hợp

Entrance Hole - Cửa ra vào của nhà nuôi chim yến (cửa thu chim)


Entrance Hole - Cửa ra vào của nhà nuôi chim yến (cửa thu chim)

Entrance Hole is one of the part of a Swiftlet Bird House. It is the first part of contact the swiftlet. It is one of the most important factor to build a successful Swiftlet Bird House.

Before we research how to design the right Entrance Hole, I would like to introduce the types of the Entrance Hole. There are 3 main types of Entrance Hole: Side Entrance, Dog Kennel Entrance, Well Type Entrance (Open Top).

Trong thời gian gần đây, một số bạn đọc blog của tôi thường hay đặt câu hỏi về cách thiết kế "Cửa thu chim" (như kích thước cửa như thế nào, bố trí theo hướng nào, ...).

Trước tiên, các bạn nên hiểu rằng thiết kế "Cửa thu chim" là một phần hết sức quan trọng trong việc thiết kế một ngôi nhà nuôi chim yến thành công. Vì đây là nơi đầu tiên của ngôi nhà mà chim yến tiếp xúc.

Trước khi bàn luận sâu hơn về thiết kế "Cửa thu chim", trong bài viết này tôi muốn giới thiệu tổng quát về các loại "cửa thu chim". Hiện nay "Cửa thu chim" có thể phân làm 3 loại chính sau: cửa hông (Side), cửa dạng chuồng cu (chuồng chim) (Dog Kennel) , và kiểu cửa vào theo kiểu nhà không có nóc (Open Top).

1. Side Entrance - Cửa hông

Advantages:
- This is the cheapest kind of entrance
- Easy for swiftlets to explore
- Easy to contruct

Disadvantages:
- Noise pollution
- Lighting issue
- Limitation of entrance hole size
- Unstable internal environment

Thuận lợi:
- Đây là loại cửa rẻ nhất trong xây dựng nhà nuôi chim yến
- Dễ dàng để chim yến bay vào khám phá bên trong nhà nuôi chim yến
-Dễ dàng xây dựng

Bất lợi:
- Khó đảm bảo độ ồn bên trong nhà nuôi chim yến
- Khó đảm bảo điều kiện ánh sáng bên trong phòng nuôi chim
- Kích thước lỗ thu chim thường nhỏ để khống chế độ ồn và ánh sáng
- Khó đảm bảo được các điều kiện khác bên trong nhà nuôi chim yến như nhiệt độ, độ ẩm, gió lùa vào phòng nuôi ...

2. Dog Kennel

Advantages:
- Less noise pollution than side entrance
- Easy of bird calling because of the heighter of entrance hole than other kind of entrance
- More stable internal environment, for example light, temperature, humidity ,...

Disadvantages:
- More expensive than others
- Difficulty to maintain
- Difficulty for swiftlets to explore

Thuận lợi:
- Khống chế độ ồn tốt hơn cửa hông
- Dễ dàng thu hút chim tới lỗ thu chim vì lỗ cửa đặt ở vị trí cao hơn các loại lỗ cửa khác
- Dễ dàng đảm bảo các điều kiện khác bên trong ngôi nhà nuôi chim yến như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, ...

Bất lợi:
- Tốn kém trong việc xây dựng hơn các loại khác
- Khó khăn trong quá trình vận hành nhà nuôi chim yến
- Chim yến sẽ gặp khó khăn trong việc khám phá bên trong nhà nuôi chim yến

2. Open top

Advantages:
- Easy for swiftlets to explore
- Easy of bird calling
- Less noise pollution
- Cheaper than dog kennel

Disadvantages:
- Flooding risk
- Light and wind exposure are more intensive
- More expensive than Side entrance
- Predators risk

Thuận lợi:
- Chim yến dễ dàng khám phá bên trong ngôi nhà.
- Thu hút chim dễ dàng
- Khống chế độ ồn tốt
- Giá thành xây dựng rẻ hơn so với kiểu chuồng chim (dog kennel)

Bất lợi:
- Có nguy cơ bị ngập nước ở bên trong nhà nuôi chim
- Khống chế độ sáng bên trong nhà nuôi không tốt, gió dễ dàng luà vào trong nhà nuôi chim yến
- Giá thành xây dựng đắt hơn kiểu cửa hông (Side entrance)
- Dễ bị địch họa đe dọa

(*) Reference to some document of Dr. Lim - Bài viết trên được tham khảo từ một vài tài liệu của Dr. Lim, ruby Tran và kinh nghiệm thực tế của tôi.


Các vấn đề cần kiểm tra khi nhà nuôi chim yến không có chim vào ở

"Tại sao không có chim yến vào nhà ở?"
"Cần kiểm tra vấn đề nào khi không có chim vào nhà ở?"
Đây là những câu hỏi mà một số bạn đọc blog của tôi đã thắc mắc với tôi

Tôi phân chia nguyên nhân trong nhà yến không có chim vào ở thành 2 nhóm nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan - do từ yếu tố bên ngoài nhà yến tác động đến (vấn đề 1 đến vấn vấn đề 3)
- Nguyên nhân chủ quan - do các yếu tố của chính ngôi nhà yến gây ra (vấn đề 4 đến vấn đề 9)

Sau đây là các vấn đề cần kiểm tra và cách xử lý:

1. Khu vực xung quanh nhà nuôi chim không có nhà nuôi chim nào và có rất ít sự xuất hiện của chim yến.
Cần phải kiểm tra và đánh giá lại lượng chim của khu vực xung quanh nhà nuôi chim yến trong vòng bán kính 2km và 10km.

2. Thời gian thực hiện gọi chim không đúng vào mùa sinh sản của chim yến.
Thông thường chúng ta chỉ có thể gọi những con chim non mới trưởng thành vào nhà nuôi chim yến của mình. Vì vậy khi gặp tình huống này, chúng ta không nên thất vọng vì không có chim yến vào nhà mình ở.

3. Thời gian thực hiện gọi chim khi thời tiết thay đổi thất thường (mưa nắng thất thường, gió thay đổi thất thường).
Cũng giống như trường hợp thứ 2. Khi gặp tình huống này chúng ta cũng không nên quá lo lắn và thất vọng, hãy chờ đợi đến thời gian trong năm thời tiết ổn định và thích hợp cho việc gọi chim.

4. Chim yến không đến và bay lượn xung quanh nhà nuôi yến.
Cần xem xét thay đổi hệ thống âm thanh của loa phóng .

5. Chim yến có đến nhưng không bay vào cửa thu chim.
Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài đặt tại cửa thu chim và xem xét lại thiết kế của của cửa thu chim.

6. Chim yến có bay vào cửa thu chim nhưng không bay lượn trong khu vực phòng bay dạo.
Cần xem xét lại hệ thống âm thanh của loa ngoài và xem xét lại thiết kế của phòng bay dạo.

7. Chim yến có ở phòng bay dạo nhưng không bay vào khu vực phòng làm tổ
Các vấn đề cần xem xét:
- Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ
- Mùi của nhà chim: khử mùi (nếu nhà mới xây) và chất tạo mùi cho nhà chim
- Thiết kế cuả cửa ra vào phòng làm tổ (nếu nhà nuôi chim yến có ngăn phòng)

8. Chim yến có bay vào phòng làm tổ nhưng không ở lại qua đêm
Các vấn đề cần xem xét:
- Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ
- Ánh sáng ở khu vực phòng làm tổ
- Mùi của nhà chim
- Hệ thống thanh làm tổ

9. Chim không làm tổ sau 3 tháng có chim vào ở
Các vấn đề cần xem xét:
- Ánh sáng ở khu vực phòng làm tổ
- Nhiệt độ bên trong nhà nuôi chim
- Độ ẩm bên trong nhà nuôi chim
- Địch họa của chim yến như kiến, gián, cú, dơi, chuột...
- Hệ thống thanh làm tổ
- Hệ thống âm thanh trong phòng làm tổ

Kinh nghiệm nuôi Yến Tổng hợp

Cảm xúc thăng hoa nhờ yến sào


Cảm xúc thăng hoa nhờ yến sào

Trong chuyện phòng the, ngoài việc tạo khung cảnh lãng mạn, thay đổi tư thế thì một bữa ăn ngon, hợp khẩu vị, có chất lượng và nâng cao khả năng yêu cũng góp phần không nhỏ giúp các cặp vợ chồng thăng hoa. Yến sào là một trong các thực phẩm dễ chế biến, không khó tìm mà đáp ứng được 2 yêu cầu ngon và bổ.

Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong 2 giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Yến sào rất giàu chất khoáng, kể cả khoáng vi lượng, thành phần chất đạm trong yến sào khoảng trên 54,4%.

Yến thả gà: Gà mái tơ 1 con, nửa tổ yến, nước, gia vị đủ dùng. Gà mái tơ cắt tiết, bỏ lông, bỏ lòng, mề, gan. Cho gà vào luộc chín rồi xé nhỏ. Yến làm sạch, hấp cách thủy chừng 30 phút rồi múc ra bát, đặt gà xé lên trên chan nước dùng được đun sôi (nước dùng có thể lấy nước luộc gà, pha thêm một chút bột đao hay bột sắn để tạo thành thứ nước sền sệt). Nên ăn nóng.

Chè yến: Yến sào khoảng 2-3g, hạt sen tươi 100g, đậu xanh 100g, đường phèn, gừng tươi, nước đủ dùng. Sen tươi lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tâm trong hạt sen, làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó. Đun hạt sen và đỗ xanh cho nhừ. Sau đó thả yến đã được làm sạch cùng đường phèn và gừng vào, đun sôi 15 phút nữa là được, múc chè ra chén cho nguội. Ăn trước khi đi ngủ.

Súp yến: Xương gà hoặc lợn 1kg, hành tây 100g, thịt gà nạc (đã bỏ xương) 200g, yến sào, hành, hẹ mỗi thứ một ít. Hầm xương cùng với 3 lít nước, sau đó cho gia vị vào rồi để nước dùng nóng trên bếp. Thịt gà hấp chín, xé nhỏ thành sợi. Yến đã được chế biến, cho vào bát, hấp 10 -15 phút rồi lấy ra. Cho khoảng 2 muỗng súp thịt gà xé sợi, châm nước dùng nóng, thả ít hành hẹ cắt nhỏ, ăn nóng, khi ăn có thể cho thêm hạt tiêu.

BS. Nguyễn Nghiêm Huệ