Cảm ơn đã ghé thăm Bloger của Tùng Chim Yến

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Nghề nuôi Yến - mang lại nguồn kinh tế như thế nào?






    Nuôi yến trong nhà để lấy tổ đang trở thành một nghề đem lại lợi nhuận lớn cho một số nước Đông Nam Á, thế nhưng đối với nước ta hiện vấn đề này còn ở dạng tiềm năng, còn nhiều cánh cửa để mở.
Xây dựng một nhà nuôi chim yến làm tổ và thu lợi từ việc bán tổ dùng làm món ăn bổ dưỡng là một ý tưởng tuyệt hảo, mang lại nhiều lợi nhuận. Loại hình trang trại hay nhà nuôi yến nhân tạo rất thích hợp với nhiều khu vực địa lý tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Indonesia. Tổ chim yến được xem là vàng trắng của thế giới động vật. Mỗi bốn tháng lại thu hoạch một lần, và nếu trại yến có 1.000 tổ trở lên, doanh thu sẽ rất đáng kể. Sau mỗi mùa thu hoạch, số tổ chim thu ở mùa sau lại tăng từ 5-10%. Chủ nhân cũng không phải làm gì cả trong thời gian giữa hai kỳ thu hoạch, ngoài việc mỗi tháng một lần đến kiểm tra hệ thống tạo âm thanh, tạo mùi để thu hút chim và thiết bị duy trì ẩm độ, nhiệt độ cho trại yến.
Chim yến nhỏ (Swiftlets) tổ trắng Đông Nam Á là một loài chim độc đáo nhất trên thế giới. Tổ của nó chứa nhiều chất bổ dưỡng, có giá trị thương mại cao. Loại Yến nhỏ này bay rất nhanh và có thể bay liên tục 40 giờ không nghỉ. Chúng gần như không đậu trừ khi treo bám trên tổ để ngủ và nuôi con. Chúng làm tổ trong hang động khe nứt của các núi đá vôi ven bờ biển hoặc ở các đảo, tổ nặng 7-15 gam.

Chim Yến nhỏ ăn côn trùng, bay trong không khí, sống thành cặp, mỗi lần đẻ 2 trứng, ấp trong 25 +- 3 ngày, chim non sau 45 ngày thì bay được và tuổi thọ khoảng 12 năm.Loài chim Yến cho tổ trắng này có tên khoa học là Acrodamus fuciphagus (còn gọi là Collocalia fuciphaga) thường thấy ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan. … loài này chia ra 1 số phân loài. Phân loài sống trong hang động ở miền trung Việt Nam.

Cung cấp sản phẩm Yến sào chính hiện nay là A.f.gernani (thường gọi là yến…). còn phân loài sản xuất yến sào chính tại Indonesia la A. f. fuciphagu.Trong 30 nam qua, giá tổ yến không ngừng tăng,từ 10USD/kg (năm 1975) lên 400USD/kg (năm 1995) và hiện nay là 1.600 -1.800 USD/kg.Cho đến nay, nhu cầu tổ Yến trên thế giới khoảng 200 tấn/1năm,sự cung cấp chỉ mới đáp ứng trên một nữa yêu cầu của thị trường.Indonesia là nước cung cấp nhiều nhất (chiếm 70% tổng sản lượng), tiếp đến là Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam…Thị trường tiêu thụ lớn nhất là Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,Đài Loan, ngoài ra còn có Mỹ, Canada, Úc, châu Âu, nơi có nhiều người Hoa sinh sồng.Sản suất tổ Yến ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các hang động tự nhiên, sản lượng hàng năm khoảng 3.5 tấn, tập trung nhiều nhất ở Khánh Hoà, khoảng 2,2 -2,5 tấn (chiếm hơn 60%), tiếp đến là Quảng Nam và Bình Định, mỗi tính khoảng 600 -700 kg, ngoài ra Côn Đảo, Quảng Bình (trước đây) cũng có thu hoạch hàng chục kilôgam mỗi năm. Theo tài liệu công bố chính thức, đàn Yến Việt Nam có 750.000 con, trong khi đó Inđonesia có đến 45 triệu con.

Trên thực tế, tiềm lực về nghề Yến hang động của ta còn nhiều, dọc bờ biển Khánh Hoà có 30 hang, Bình Định 17 hang. Phú Yên 34 hang, trong đó có những hang đã và đang có Yến sinh sống, nhưng do đàn yến không được bảo vệ tốt nên dần dần bị mất đi. Sự gia tăng các loài dơi và yến cỏ, sự khai thác bất hợp lý và phá hoại môi trường thiên nhiên ven biển của con người… cũng là những nguy cơ làm giảm rõ số lượng quần đàn yến trong các hang động ở 1 số tỉnh.Thu hoạch tổ yến trong các hang động là một nghề cha truyền con nối với nhiều hiểm nguy. Vả lại, việc con người can thiệp quá sâu vào thiên nhiên chưa chắc đã góp phần phát triển bền vững hệ động vật hoang dã này.

Bởi thế trong thời gian gần đây, ngoài việc thu hoạch yến tự nhiên, việc phát triển thành công nghề nuôi yến trong nhà ở một số nước trong khu vực đã mở ra một triển vọng mới để giải quyết khó khăn trên. Từ những chim yến đến làm tổ trong nhà 1 cách ngẫu nhiên, người ta đã nghĩ ra cách dụ yến từ các hang động ngoài biển về cư trú trên đất liền. indonesia đã phát triển nghề này sớm nhất, cách đây khoảng 30 năm, đến nay đã có 200.000 ngôi nhà yến, với sản lượng loại tổ yến trắng (nuôi tại nhà) là 80-100 tấn/ năm, riêng vùng pulan trên đảo Java đã sản xuất được 55 tấn/năm. Tại Malaysia, nghề này đang bắt đầu phát triểnmạnh (những lộn xộn về sắc tộc trong đợt khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã khiến một số chủ nuôi yến ở Indonesia chuyển sang đầu tư và sinh sống ở Malaysia), đến nay với 1.000 ngôi nhà yến, đã sản xuất được gần 10 tấn/ năm. Tại Thái Lan, gần khu vực đầm rừng ngập mặn lớn nhất nước này – thị trấn Pak Panang (cách Bangkok 580 km về phía Nam) với 2 vạn dân đã có một  “phố chim yến” với gần 100 nhà nuôi yến (tuy vậy, bất chấp mọi cách dụ nhử khác nhau, hiện tại chỉ có 30 nhà chim vào làm tổ). Nhờ nắm được công nghệ, ông Suthi Noppakun, một cư dân trong thị trấn hiện nay thu hoạch mỗi tháng được 30-50 kg tổ yến.Nuôi yến trong nhà đang trở thành một nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho các hộ cá thể ở vùng ven biển Đông Nam Á.

Nhưng để có những thành công ắt phải có những bí quyết công nghệ. Trong những năm gần đây, một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi yến đã được sản xuất bằng tiếng Indonesia, Anh, Trung và cả bằng tiếng Việt. Tiến sĩ Li Nugroho, sau khi quan sát 624 ngôi nhà yến của Indonesia đã viết hàng chục cuốn sách về nuôi yến nhà, đồng thời mở các lớp đào tạo về nuôi yến cho hàng ngàn người và hiện tại đã trở thành một chuyên gia nổi tiếng.
Những kiến thức đã được phổ biến cho thấy, vùng kiếm ăn của chim phải có 50% cây thấp (dưới 1m), 30% cây cao (trên 5m), 20% là mặt nước; nhà yến phải được xây dựng tại các vùng không cần xa chổ yến trú ngụ (như hang động hoặc nhà đă có yến ở quá 5-8 km, dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi và không cao quá 500 m so với mặt biển. Nơi ở của chim phải có ánh sáng từ mờ tối đến tối (0,02-0,06 lux), nhiệt độ không khí từ 27 đến 31ºC (tối ưu là 28ºC), âm độ 70-95% tối ưu là 80%. Ngoài ra ,việc lựa chọn vị trí nhà nuôi trong môi trường, thiêt kế nhà nuôi, vị trí thích hợp cho lỗ ra vào của chim, thông gió, tất cả đều phải có lời giải tối ưu để thuần hoá loài chim hoang dã này và mang lại năng xuất cao. Cuối cùng, lại phải biết cách dụ yến vào làm tổ trong nhà, biết cách thu hoạch tổ yến hợp lý và cách giải quyết vấn đề dịch hại. Khi yến đã làm tổ trong nhà rồi, thì việc quản lý nó không khó khăn, bởi vì tuy ở trong nhà, chim yến vẫn kiếm ăn ngoài tự nhiên. Theo các tài liệu đã công bố, cho tới nay  chim yến chưa chấp nhận thức ăn nhân tạo.Khi phát triển nghề nuôi yến trong nhà ở Malaysia,cũng có những lập luận lo ngại rằng. Việc dẫn dắt chim yến từ hang động đến các môi trường mới trong nhà, sẻ làm cho đàn yến tự nhiên giảm số lượng, mặt khác cũng dẫn đến sự cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên làm ảnh hưởng đến sự phát triển đàn yến nói chung, hoặc gây nên ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này đã sớm được giải quyết tại Malaysia nhờ biết cách thu hoạch tổ tối ưu và có các thiết bị kỹ thuật cho phép. Vấn đề thức ăn cũng được giải quyết như: trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích, tạo môi trường thích hợp, biện pháp gây nuôi và tăng thêm các loại côn trùng làm thức ăn cho chim.

Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia cùng với cơ quan phụ trách cuộc sống hoang dã đă tổ chức một hội thảo vào năm 2001, khuyến khích dân chúng mạnh dạn bước vào nghề sản xuất kinh doanh tổ yến và có những hướng dẫn để thúc đẩy việc này. Để có bước đi bền vững, không ngừng bảo tồn và phát triển đàn yến, một số cơ quan khoa học cũng tiến hành song song những nội dung còn bỏ ngỏ như chất dẫn dụ, phát triển nguồn thức ăn tự nhiên, phân loại chim, điều tra môi trường, khu vực kiếm ăn, xác định con đường tối ưu để bảo vệ và phát triển đàn yến…Hiện tượng chim yến vào làm tổ trong nhà gần đây đã xuất hiện tại một số vùng ven biển miền Trung và miền Nam nước ta. Tại Nha Trang, Phan Rang, Tuy Hoà có ba nhà yến với số lượng chim khoảng vài ngàn cá thể mỗi nơi. Ngoài ra, tại Đà Nẵng, Quãng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cà Mau cũng có yến đến và làm tổ trong nhà, có nơi chủ nhà thường xuyên thu hoạch tổ để bán từ những năm 70.


Đây là những vấn đề cơ bản chẳng những về mặt học thuật mà còn giúp xác định nguồn gốc phân loài yến nuôi trong nhà hiện nay ở nước ta.Tuy nhiên dù chúng từ đâu đến, nuôi yến trong nhà đang trở thành một hiện thực ở nước ta, cần khẩn trương bắt tay nghiên cứu công nghệ để nghề này sớm trở thành sớm trở thành một hướng phát triển kinh tế giống như ở một số nước láng giềng.
Hy vọng rằng, tới đây với sự quan tâm của các cơ quan hữu trách, sự góp sức của của xã hội, chúng ta sẽ tạo thêm được 1 nghề mới, đem lại công ăn việc làm cho nhiều hộ dân, tăng thêm nguồn lợi xuất khẩu cho nước nhà.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012

Chủ Nhật Thư Giãn

Sống
Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên theo kịp nắng mai
Sống chan hòa với những người chung sống
Sống là động mà không xáo động
Sống là thương mà chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi mãi coi thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến!

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Quy Trình Đầu Tư Nuôi Yến Hiệu Quả

Đến thời điểm này, bạn đã hiểu được cơ bản về chim yến.
    Đã đến lúc bạn bắt tay vào cân nhắc, tính toán để tiến hành đầu tư nhà nuôi yến. Khỏi phải nói, lý do vì sao bạn lại đầu tư làm nhà nuôi chim yến. Nhưng chúng ta đồng ý với nhau rằng, lĩnh vực này có những lợi thế sau:
 - Chỉ đầu tư một lần, chi phí hoạt động rất thấp.
 - Dễ quản lý, dễ thu hoạch.
 - Giá thành sản phẩm ổn định, khối lượng sản phẩm thu được ngày càng tăng tạo nguồn thu ổn định và tăng theo thời gian.
      Đến đây, chúng tôi biết bạn đang rất nóng lòng nhanh chóng bắt tay vào đầu tư ngay. Nhưng khoan đã, mọi thứ phải theo quy trình của nó.Các bước để bắt đầu tiến hành đầu tư được chúng tôi rút ra từ việc thi công gần 30 nhà nuôi yến thành công. Tập hợp chúng lại tạo thành:
                           QUY TRÌNH ĐẦU TƯ NUÔI YẾN THÀNH CÔNG. Giờ thì nó là của bạn.
 Bước 1: Chuẩn bị tâm lý đầu tư Việc chuẩn bị tâm lý đầu tư nhà nuôi yến là rất quan trọng. Bởi chủ đầu tư không có sự chuẩn bị tâm lý, dự án coi như thất bại ngay từ đầu. Tức là: thất bại trước khi làm.
      Một số lưu ý khi đầu tư nhà yến đối với chủ đầu tư:
    - Đầu tư nuôi yến là lâu dài. Càng lâu, càng hiệu quả. Do đó chủ đầu tư phải kiên nhẫn chờ đợi. Thông thường từ 2 năm trở lên mới có dòng tiền ổn định, các năm sau đó phát triển rất nhanh do khả năng sinh sản theo cấp số của yến.
    - Đừng bao giờ làm thử, hãy làm thật nghiêm túc.
    - Không liên doanh, liên kết với người khác trong các trường hợp đầu tư mang tính cá nhân. Tránh những rắc rối về sau do thời gian thu hoạch rất dài.
    - Đảm bảo tính pháp lý để căn nhà tồn tại lâu dài.
    - Dùng trang thiết bị thật tốt để giảm tối thiểu việc bảo trì sau này.
 Bước 2: Khảo sát khu vực nuôi yến Việc khảo sát là một công việc hết sức quan trọng trước khi đầu tư vào một lĩnh vực nào bất kỳ và nó cũng là một phần công việc không thể thiếu của việc đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến. Rất nhiều chủ đầu tư coi nhẹ việc này. Đa số các nhà tư vấn có tên tuổi thường thu một khoản phí nhỏ khi chủ đầu tư mời họ khảo sát khu vực nuôi yến (thường là 1.000.000~3.000.000 tuỳ khu vực). Một số chủ đầu tư cho là lãng phí và nhất quyết đòi miễn phí. Đây là việc làm thiếu khôn ngoan, thiếu hiểu biết. Khoảng phí nhỏ này là để nhà tư vấn có trách nhiệm hơn, để cung cấp thông tin cho chủ đầu tư chính xác hơn. Do đó bạn sẽ tránh được những rủi ro không đáng có về sau. Thông tin mới là thực sự quan trọng. Bởi vì giai đoạn khảo sát cung cấp cho ta các thông tin sau:
   - Xác định số chim yến đang tồn tại ở khu vực, khả năng dẫn dụ sau này,
   - Khảo sát khu vực xung quanh, đánh giá tiềm năng nuôi yến,
   - Báo giá chi phí đầu tư chính xác hơn, Khi có đầy đủ các thông tin trên, chủ đầu tư sẽ đưa ra quyết định chính xác có nên đầu tư hay không? Do đó tránh được những rủi ro sau này.
Bước 3: Lên kế hoạch tài chính thực hiện dự án Dĩ nhiên, khi khảo sát xong, bạn đã biết được sơ bộ chi phí bạn cần phải đầu tư. Lần này bạn xem xét kỹ hơn. Các chi phí bao gồm:
 - Chi phí khảo sát,
- Chi phí xây dựng phần thô hoặc chi phí cải tạo nhà có sẵn thành nhà nuôi yến,
- Chi phí phần công nghệ: hệ thống âm thanh, hệ thống camera quan sát, hệ thống phun sương tạo ẩm, thanh gỗ, xử lý mùi tường và trần, tổ giả...
 - Chi phí hoạt động sau này: bảo vệ, bảo trì, bảo dưỡng, điện, nước, tín hiệu... Bước này giúp bạn biết chính xác bạn phải bỏ ra bao nhiều tiền để đầu tư.
      Bước 4: Tính toán hiệu quả đầu tư nhà nuôi yến Sau khi xác định chi phí, chủ đầu tư tham khảo nhà tư vấn để ước lượng doanh thu trung bình trong 1 năm đầu, năm sau và các năm kế tiếp. Đã đến lúc bạn phải tính toán được con số cụ thể. Doanh thu này phụ thuộc kích thước nhà nuôi yến. Từ việc xác định được các chi phí và doanh thu từ đó tính ra được:
 - Số năm thu hồi vốn dự kiến.
- Tỉ suất lợi nhuận. Từ thông tin này, bạn đi đến quyết định: nên hay không nên đầu tư Nếu bạn không rành tính toán, bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể nhờ: nhân viên, người nhà làm trong lĩnh vực kế toán, cán bộ ngân hàng địa phương...Những người này có thể giúp bạn. Để dễ dàng tính toán, chúng tôi có sẵn bảng tính mẫu bằng excel, bạn download về máy tính và tham khảo:
 http://www.mediafire.com/?pdz5jp637gd64jc 
   Bước 5: Chọn nhà tư vấn nuôi chim yến Sau khi bạn xác định đầu tư vào lĩnh vực này, việc quan trọng tiếp theo là bạn phải chọn nhà tư vấn. Chọn đúng nhà tư vấn coi như bạn đã thành công hơn 50% cho dự án của mình. Chắc bạn sẽ tự hỏi, tiêu chí nào để chọn đúng nhà tư vấn? Một số gợi ý để bạn lựa chọn: - Nhà tư vấn phải có tâm với nghề. - Có nhiều kinh nghiệm về tư vấn và thi công. Tham khảo các khách hàng của nhà tư vấn này. - Có những cam kết bảo hành-bảo trì, ràng buộc chặt chẽ, rõ ràng, hợp lý. - Cam kết thu mua tổ theo giá thị trường. Một số chủ đầu tư chọn lựa nhà tư vấn dựa theo giá cả mà họ đưa ra. Việc này bạn phải hết sức lưu ý và cân nhắc cẩn thận. Nuôi yến là một chuỗi những bí quyết, do đó giá trị mà nhà tư vấn đem lại sẽ rất khác nhau. Nếu bạn chọn sai nhà tư vấn có thể bạn sẽ phải: mất toàn bộ số tiền bỏ ra mà không thu lại đồng nào và mất hơn 1 năm để kiểm chứng nó. Cuối cùng bạn mất tiền, thời gian và tinh thần của bạn nữa. Như vậy, đến lúc này, chúng tôi xin chúc mừng bạn. Bạn đã tự tin trong việc đầu tư làm nhà nuôi yến vì bạn đã có đầy đủ các thông tin để quyết định. Do đó, việc đầu tư làm nhà nuôi yến không quá mạo hiểm như bạn đã từng nghĩ. CHÚC BẠN THÀNH CÔNG. Nếu bạn còn thắc mắc, liên hệ ngay: Mr Tùng 0907030111. 0988773924. Thân ái

Đặc Điểm Nhà Nuôi Yến Thành Công

       Như chúng ta đã thảo luận trước đó, hiện tại bạn có rất nhiều thông tin trên mạng. Có quá nhiều nhận định: một số thì thành công lớn, một số thì thất bại, một số thì nhận định tỷ lệ rủi ro 50-50... Nhưng nếu bạn tìm hiểu kỹ, bạn có thấy, tôi đã nói cho bạn biết về những đặc tính rất đặc biệt của chim yến. Như vậy, nếu bạn làm một nhà nuôi yến đáp ứng các đặc tính của yến, coi như bạn đã thành công. Đất lành thì chim đậu.
    Một điều rất cơ bản phải không bạn? Một nhà tư vấn kinh nghiệm thì ngoài việc hiểu rất rõ tập tính của yến mà còn phải cọ xát qua nhiều công trình mình đã tư vấn. Từ đó rút ra một quy trình chuẩn để thi công. một nhà nuôi yến thành công tại Việt Nam (thời tiết và khí hậu Việt Nam khác với các nước trong khu vực). Rất tiếc là, đa số những thất bại đều xuất phát từ chính chủ đầu tư. Để tiết kiệm chi phí, nhiều chủ đầu tư tự làm hoặc thuê tư vấn không có tay nghề. Đến khi thất bại, không những không tiết kiệm được mà mất trắng một khoản đầu tư không nhỏ.
      Như một thói quen, khi thất bại, bạn bắt đầu sợ và rao giảng rằng: NGHỀ NUÔI YẾN QUÁ RỦI RO. Như vậy, bạn có thể tự mình kết luận: thành công hay thất bại là do CÁCH LÀM của chính chúng ta. Làm đúng thì thành công, làm sai thì thất bại. Điều đó là hiển nhiên, không riêng gì nghề nuôi yến. Như đã nói, có quá nhiều quan điểm, trường phái để xây nhà nuôi yến. Có đơn vị xây dựng nhà yến dựa trên quan điểm dẫn dụ, tức là dẫn dụ càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt. Họ đã cưỡng bức chim yến bằng âm thanh, bằng các hoá chất tạo mùi bầy đàn...Nhưng rồi vẫn không có kết quả khả quan. Vậy thì dựa vào quan điểm nào để xây nhà nuôi yến thành công? Có khi nào bạn tự hỏi, chim yến đang ở đâu trước khi khu vực đó bạn xây nhà nuôi yến? Khi bạn trả lời được câu hỏi trên, bạn đã xác định được quan điểm xây dựng nhà nuôi yến thành công. Bởi vì, chúng ta sẽ dựa trên quan điểm xây nhà sao cho giống với môi trường mà yến đang ở. Tức là hoàn toàn tự nhiên. Dựa trên quan điểm đó, một nhà nuôi yến thành công sẽ có những đặc điểm sau:
    -Địa đểm nhà nuôi yến Rất quan trọng, địa điểm tốt chiếm 50% thành công việc nuôi yến. Đây cũng là điều kiện đầu tiên, quyết định có nên làm nhà nuôi yến hay không. Khu vực không có chim yến thì làm sao dụ được?.Các địa điểm tốt bao gồm: Phải có chim yến bay lượn: có thể là yến hoang hay yến từ các nhà khác. Yến bay lượn vòng dưới thấp hoặc trên cao. Yến trên đường đi ăn hoặc về tổ. Gần môi trường sinh cảnh tốt: gần ao hồ, sông nước ngọt, gần rừng cây họ keo họ đậu...
     -Nhiệt độ, độ ẩm và sự thông thoáng bên trong nhà Nhiệt độ trong nhà yến phải nhỏ 30 độ C và nằm trong khoảng 27~29 độ C. Đây là điều kiện tiên quyết để yến có thể ở được. Độ ẩm cũng khá quan trọng, nằm trong khoảng 80~90%. Một trong những điều kiện cần phải đạt được. Nhà yến phải thông thoáng tự nhiên, vận tốc gió trong nhà khoảng từ 3~5m/s. Chim yến cũng giống con người, nhà phù hợp với mình thì ở, không phù hợp thì bay đi. Thiết kế nhà yến phải thoả mãn các điều kiện tự nhiên trên trong bất kể điều kiện thời tiết nào. Trong trường hợp điều kiện thời tiết bên ngoài không thoả mãn điều kiện này, chúng ta phải có cách xử lý một cách tự nhiên để phù hợp các chi tiêu trên.
     -Âm thanh, mùi bầy đàn, độ an toàn bên trong nhà Về âm thanh, có nhiều quan điểm cho rằng, phải có nhiều loa, nhiều tiếng kêu để chim có cảm giác như một đàn lớn. Họ cố lắp thật nhiều loa. Dựa trên quan điểm tự nhiên, việc làm này chẳng khác nào đuổi chim yến bay đi. Chúng ta chỉ nên lắp vừa đủ âm thanh để chim có cảm giác như có bạn quanh mình là được. Mùi bầy đàn, trên thị trường lại xuất hiện rất nhiều loại mùi chim yến. Họ nói rằng, mùi này được chế tạo phù hợp với chim yến. Đôi khi họ lạm dụng quá nhiều vào các loại hoá chất trên. Điều này đi ngược quan điểm tự nhiên. Chỉ nên sử dụng loại mùi bầy đàn 100% tự nhiên.
-     Về an toàn bên trong nhà là điều mà các nhà đầu tư cũng như nhà tư vấn rất ít quan tâm nhất. Điều này cũng gây ra thất bại nhiều nhất khi xây nhà yến. Vì sao chúng tôi phải nói như vậy? Một điều dễ nhận thấy rằng, do là những điều khá nhỏ nhặt, khó chú ý đến. Chim yến luôn chọn những nơi ở an toàn để sinh sản sau này. Do đó, khi cảm giác không an toàn, chim yến lập tức rời khỏi nơi này. Do đó khi xây nhà yến phải: trong thời gian đầu (ít nhất 6 tháng) không được vào nhà yến, thiết kế lổ thoát hiểm để chim yến sẽ thoát ra khi cảm thấy bất an, tránh để các côn trùng gây hại đến yến như: kiến, mối...dán, chuột, cú mèo Một số lưu ý khi làm nhà yến An toàn: không ra vào nhà yến trong ít nhất 6 tháng đầu tiên Môi trường tự nhiên phù hợp với chim yến: nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng Tránh sử dụng các thiết bị trong nhà mà phải ra vào sửa chữa trong nhà yến thường xuyên Âm thanh vừa đủ, mùi bầy đàn tự nhiên. Tránh lạm dụng quá mức. Hiểu rõ về loài yến, biết được nhà yến phải làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Điều tiếp theo bạn cần biết là quy trình đầu tư nhà yến hiệu quả nhất ====> Mời bạn theo dõi email tiếp theo: QUI TRÌNH ĐẦU TƯ NHÀ NUÔI YẾN HIỆU QUẢ.
Thân ái

Những Bí Mật Về Chim Yến

Xin chào tất cả mọi người Rất nhiều điều đặc biệt về chim yến mà bạn phải biết để có thể "chinh phục" được nó. Một số điều đó là:
Chim yến là một loài rất trung thành
Một khi chúng đã vào nhà ở và làm tổ thì chúng sẽ gần như ở lại suốt đời trừ khi ngôi nhà đó có những yếu tố làm chim yến bị bấn an như bị phá hoại hay khai thác tổ không đúng cách. Do đó, càng lâu năm, đàn yến càng đông. Chúng ta cũng tính tới trường hợp mở rộng nhà nuôi sau này. Chim yến mà chúng ta dụ được chủ yếu là các con chim non. Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên Chim yến bắt côn trùng khi chúng đang bay. Như vậy các bạn không phải tốn tiền mua thức ăn cho chim yến. Để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chim, xung quanh nhà nuôi chim yến các bạn có thể trồng những loại cây thu hút côn trùng như keo dậu, sung vả, ... hoặc các bạn có thể đập nát quả đu đủ chín xung quanh nhà để thu hút nguồn côn trùng Chim yến có thị lực tốt Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ sáng khoảng 2 lux, những nơi này giúp chim yến có thể tránh được kẻ thù như cú mèo, dơi, các loài chim khác. (Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải đảm bảo độ tối thích hợp cho các phòng nuôi) Chim yến cũng có thính giác và ngửi mùi tốt Vì vậy khi xây dựng nhà yến cần phải tránh mùi lạ trong nhà, các nhà mới xây cần phải khử mùi xi măng, có làm được như vậy thì chim yến mới nhanh chóng vào làm tổ trong nhà nuôi yến. Ngoài ra khi xây dựng nhà yến cần phải chống ồn tốt. Chim yến thường làm tổ ở những nơi có chim yến từng làm tổ Đây là đặc tính bầy đàn của chim yến. Chúng ngầm hiểu rằng, nếu đã bạn yến ở, nghĩa là nơi đó an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này. Chim yến đặc biệt nhạy cảm Bởi vì là mội trường mới, nơi chốn chúng sẽ làm tổ cho nên chúng sẽ cảm thấy bất an, không làm tổ ở những ngôi nhà không an toàn cho chúng. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến. Đôi khi một lỗi rất nhỏ, rất sơ đẳng cũng làm thất bại một nhà nuôi yến. (Chúng ta cần phải tạo môi trường an toàn cho chim yến bằng cách tiêu diệt và bảo vệ nhà yến tránh khỏi những loài vật có hại chim yến) Chim yến không bao giờ đậu Một đặc điểm để phân biệt chim yến và các loài khác cùng họ với yến như én, đó là chim yến không bao giờ đậu, chúng chỉ treo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ. (Đây có thể là một trong những lý do chim yến không bị nhiễm cúm gia cầm. Cho đến nay chúng ta chưa phát hiện cá thể yến nào bị nhiễm cúm gia cầm) Chim yến có thể bay rất nhanh Vận tốc bay tối đa có thể lên tới 130-160 km/h, do đó khoảng cách lý tưởng đến nơi có nguồi thức ăn không nên quá 20km. Bán kính vòng bay tối thiểu của chim yến 1.5-2 m Đây là một đặc điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng để xây dựng một ngôi nhà yến thành công. Tức là: nhà yến phải có chiều rộng tối thiểu là 6m mới phát huy hiệu quả. Một điều rất quan trọng, khi chim non bắt đầu rời tổ và tập bay, chúng bay chưa vững nên dễ va chạm vào các vách xung quanh, rớt và chết. Nếu chúng không chết, chúng sẽ bay khỏi nhà và không bao giờ trở lại. Do đó, một số nhà nuôi có bề rộng nhà nhỏ thường thất bại hoặc không phát triển sau nhiều năm. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến Từ 27-29C. Độ ẩm thích hợp: 80-95% Cần phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong nhà yến để chim yến có thể đến và làm tổ Chu trình sinh sản của chim yến Từ lúc chim yến bắt đầu làm tổ cho đến lúc chim con có thể bay là 115~132 ngày. Như vậy trong một năm, một cặp chim yến có thể làm tổ 2~3 lần. Đó là đặc tính rất đặc biệt của loài chim yến. Do đó, để thành công trong việc làm nhà nuôi yến, chúng ta sẽ áp dụng những điều đặc biệt này để làm đúng. ====> Mời bạn theo dõi email tiếp theo: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÀ NUÔI CHIM YẾN THÀNH CÔNG

Nghề Nuôi Chim Yến. Những sự thật

Chào bạn, Bạn đang rất quan tâm về lĩnh vực nuôi chim yến? Dĩ nhiên rồi. Cho nên chúng ta mới có dịp để trao đổi với nhau như bây giờ. Chắc bạn cũng đã tìm hiểu qua báo chí, bạn bè, người thân... Tất cả nói nhiều về lĩnh này. Thậm chí rất nhiều thông tin có thể làm bạn rối. Có thể tóm gọn các thông tin trên là: phong trào nuôi chim yến rộ lên, nuôi yến không dễ - rất rủi ro, những thành công - thất bại...Nhưng mặc cho những thông tin tốt - xấu như vậy nhưng có một điều bạn phải công nhận rằng: nghề nuôi yến vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn tinh ý, bạn sẽ có những thắc mắc: - Lý do gì nghề nuôi yến lại phát triển? - Những thông tin trên liệu có chính xác hay không? - Liệu những người viết hay cung cấp thông tin cho bạn đã từng nuôi yến chưa? Đã đến lúc bạn phải tìm hiểu kỹ, vậy đâu là những thông tin thực tế, đâu là sự thật? Ai là người cung cấp thông tin đó? Xin thưa với bạn rằng, chỉ có người trong cuộc mới biết rõ về nó. Với tư cách là một người trong cuộc, chúng tôi đã từng thi công gần 30 ngôi nhà nuôi yến thành công, chúng tôi phải có nghĩa vụ nói lên sự thật. Với mục đích để bạn hiểu rõ, tránh được những thông tin kiểu mập mờ gây hiểu lầm. Một điều quan trọng làm nên thành công trong đầu tư là bạn phải hiểu rõ về nó. Với tư cách là người có kinh nghiệm về lĩnh vực nuôi chim yến, chúng tôi hứa với bạn rằng, sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngành này. Từ đó bạn sẽ tự trả lời các câu hỏi đặt ra ở trên. Nội dung chúng tôi chia sẽ với bạn là: - Những bí mật về chim yến: bạn biết được thói quen, tập quán, điều đặc biệt của chim yến. - Đặc điểm nhà nuôi yến thành công: bạn biết được tại sao có nhà nuôi thành công, nhưng cũng có nhà bị thất bại. - Quy trình đầu tư nhà nuôi yến thành công: bạn biết được quy trình thực hiện việc đầu tư nuôi yến sao cho hiệu quả nhất. - Hiệu quả đầu tư và thông tin cần thiết để báo giá thi công nhà nuôi chim yến. ====> Mời bạn theo dõi email tiếp theo: NHỮNG BÍ MẬT VỀ CHIM YẾN BP Kinh Doanh Yến Sào CTy TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Vũ Gia Hưng -------------------------------------- A4.Trung Mỹ Tây 2A P.Trung Mỹ Tây.Q.12 HCMc, VN Tel: 08.22422334, Fax: 08.2145713 Blog:tungchimyen.blogspost.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Nghề Nuôi Yến Sào Thực Tại và Phát Triển

Vài năm gần đây, nghề nuôi chim Yến thật sự là bùng nổ và phát triển,ngoài những công ty đã có thâm niên từ lâu như Yến sào Khánh Hòa, Nha Trang,trước đây chủ yêu là khai thác thụ động từ nguồn Yến đảo.Qua nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của một số nước lân cận như malaysia, Indonexia,Thailand,một số đơn vị đã mạnh dạn áp dụng công nghệ, hình thức nuôi Chim Yến trong nhà bắt đầu hình thành. Mô hình nuôi chim yến trong nhà thành công thực sự đã mở ra một hướng làm ăn mới,Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên cũng như chất lượng tổ Yến đứng hàng đầu trong khu vực.Song song với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của nghề nuôi Yến trong nhà là những thành công như Yến sào Khánh Hòa, Hoàng Yến Eka,Yến Việt,Yến Sào Việt Nam,...Nắm bắt cơ hội,hàng loạt các công ty,đơn vị cá nhân được thành lập từ những người đã đi trước,học tập và làm việc, mạnh dạn đầu tư,đã có không ít thành công và thất bại trong nghề này.
Nghề nuôi chim Yến trong nhà mang lại lợi nhuận cao,nhưng không phải ngay lập tức, phải có thời gian gây dựng bầy đàn, lấy số đông làm chủ,đó là trong trường hợp đầu tư thành công,Nuôi chim Yến trong nhà có một đặc thù là đầu tư lớn,thời gian lâu,vậy nên cần cẩn thận tính toán để không rơi vào vòng luẩn quẩn kinh tế. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ tổ Yến trên thế giới là rất lớn,cung không đủ cầu.ngay tại Việt Nam, tổ Yến cũng phổ biến rộng rãi bình dân hơn,về công dụng của tổ Yến thì từ xa xưa đã chứng minh là một trong Bát Trân quý hiếm,có tác dụng rất tốt cho con người. làm thế nào để nuôi yến thành công, ngoài những điều kiện tự nhiên, môi trường,đầu tư cơ sở hạ tầng,kỹ thuật,theo nhận sét của riêng tôi thì những gì thuộc về tự nhiên thì cứ để thiên nhiên vậy.Kỹ thuật chỉ hỗ trợ khai sáng lúc ban đầu,tiêu diệt những mầm mống địch hại,tạo môi trường tự nhiên hoàn hảo thì ngại gì không co chim về ở,chọn ngôi nhà đó làm quê hương.

Thanh Gỗ (Bạch Tùng)mô phỏng như vách đá

Trước đây,chim Yến thường vào làm tổ tại những căn nhà hoang,những ngôi nhà mái ngói,vòm rộng như rạp hát,nhà kho,chợ,trường đại học...thường được Yến thích và an tâm sinh sống trong những mùa gió bão.Lâu dần những ngôi nhà đã trở nên quen thuộc với loài Yến tổ trắng,chúng tập trung ngày càng đông và làm tổ trên những thanh đà (thường làm bằng gỗ tếch),trên tường... Những người đầu tiên khám phá và nghiên cứu về chim Yến đã dựa vào những đặc điểm đó để làm nhà nuôi Yến.Bắt đầu bằng gỗ tếch,tấm xi măng,sau một thời gian dài trải nghiệm đã có một số vật liệu tối ưu hơn để thay thế.Thực chất phần gỗ rất quan trọng do đó là nơi chim trực tiếp làm tổ,xem như làm hộ khẩu cả đời,khi phần này gặp sự cố rất khó để thay đổi mà không làm ảnh hưởng tới chim.Trước đây nhiều người sử dụng những loại gỗ tại địa phương để làm giảm chi phí như gỗ dừa,cây tràm,cây trâm,xoan..thậm chí cây thông dầu,có người tự đỗ những tấm lam bằng xi măng,đá thiên nhiên và trong thời gian đó,những ngôi nhà này dường như không gặp khó khăn gì trong việc dẫn dụ chim về ở và làm tổ.Như ở Kiên Giang,hơn 10 ngôi nhà xây dựng trong những năm trước 2010, đóng tổ bằng cây thông dầu nhưng lượng chim ở rất đông. Đến thời điểm những năm 2008-2009, phong trào nuôi Yến bùng nổ,việc số lượng nhà nuôi tăng nhanh và dồn cụm đã phát sinh rất nhiều khó khăn cho những nhà nuôi xây dựng sau.Những vật liệu làm tổ truyền thống đã không còn hấp dẫn và cạnh tranh,lượng chim ở ít,lâu làm tổ,bị rớt tổ...Những công ty chuyên nghiệp đã nghiên cứu một số vật liệu mới như tấm SWO2,tấm xi măng đúc theo công nghệ cao,tấm gỗ nhựa,gỗ meranti của Malaysia...Nhưng càng làm cho chủ nhân những nhà nuôi Yến càng thêm mơ hồ và rất dễ bị sai phương hướng.Để biết được hiệu quả của những vật liệu mới này,họ phải trả một giá quá đắt và sau một thời gian dài mới thấy được.Tất nhiên họ không thể quá tin vào một đơn vị tư vấn vì những ý kiến tư vấn đưa ra hầu hết đều mang tính thương mại.Bên cạnh đó là những nguồn gỗ giả,gỗ tạp trộn lẫn,gỗ chất lượng kém,mối mọt,nấm mốc mà khách hàng không thể nào phát hiện được. Vậy đâu là chọn lựa sáng suốt nhất ? Tôi đã xem rất nhiều nhà Yến gặp thất bại do phần thanh gỗ làm tổ,những ngôi nhà Yến đóng tổ bằng tấm lam kém chất lượng (đa phần do chủ nhà tự làm ) khi bị thiếu ẩm sẽ làm rớt tổ,chim bỏ đi..gỗ dừa chất lượng kém,nhanh bị hư hỏng,một số loại khác không cạnh tranh nổi do mùi gỗ nồng,mặt gỗ cứng.Thật ra bản chất của vấn đề là một vật liệu có mùi chim ưa thích,mặt gỗ mềm cho chim dễ làm tổ,độ bền cao,dễ thi công...Hiện nay có 2 loại đáp ứng được những yêu cầu này và được nhiều công ty chuyên nghiệp sử dụng,đó là Meranti nhập khẩu Malaysia,nguồn gốc từ cây Hopea và Shorea,và một loại thông đặc biệt của Việt Nam,xuất xứ từ vùng tây nguyên. Nhưng loại Meranti thường giá thành rất cao ( 25-30 triệu vnđ/m3),và cũng rất khó tìm được một nguồn gỗ bảo đảm,thường bị trộn lẫn với những loại gỗ rẻ hơn nhưng nhìn khó phân biệt như xoan,chò chỉ. Gỗ thông đặc biệt của Việt Nam (thông ba lá) giá trung bình sau sấy khô,bào rãnh,cắt theo quy cách nhà Yến từ 11 đến 15 triệu vnđ/m3,màu sáng,mềm,nhẹ,mùi dịu làm chim rất thích .Hiện nay đa phần nhà Yến đều sử dụng loại gỗ này vì hiệu qua đã được chứng minh qua rất nhiều công trình.Trước đây loại gỗ này được dùng để đóng Coffrage (cốp pha),độ bền caom.Nếu chọn được lô gỗ có chất lượng bảo đảm,kết hợp với việc duy trì hệ thống tạo ẩm hợp lý,ổn định,mặt sàn không bị thấm thì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm cho nhà Yến của mình. Theo ghi chép và tổng hợp

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn

Kỳ 5: Những nghề nghiệp nên dùng yến sào Như đã trình bày ở những kỳ trước, yến sào là thực phẩm bồi bổ rất tốt cho nhiều đối tượng. Đặc biệt, một số trường hợp cần thiết phải giữ giọng như giáo viên, ca sĩ, người dẫn chương trình (MC) hoặc vận động viên thể dục cần tăng cường thể chất rất nên dùng yến đều đặn. Bài viết kỳ 5 chuyên đề thứ 5 hàng tuần “Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn” do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tư vấn sẽ chia sẻ những điều cần lưu ý khi dùng món “bát trân” cho các đối tượng này. Công dụng khác của yến sào Phân tích chi tiết thành phần yến sào cho thấy món ăn này rất giàu acid amin với hàm lượng và tác dụng đa dạng cho sức khỏe, có thể kể đến Valine 4,12 %, là loại acid amin có tác dụng chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết, điều hòa chuyển hóa protein, hỗ trợ hồi phục sức khỏe tốt. Hay như Isoleucine 2,04 % - loại acid này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe sau quãng thời gian lao động, luyện tập thể dục thể thao. Đây là những dưỡng chất rất quan trọng cho giới vận động viên: cầu lông, tennis, bóng chuyền, bóng đá... Ngoài ra, yến sào còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện giọng nói, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, làm tăng số lượng hồng cầu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi nhanh các tế bào bị tổn thương, có tác dụng hỗ trợ tiêu đờm, ho, viêm phế quản mãn tính, suyễn, giảm khả năng bị cúm thường xuyên. Chính vì thế, những người làm các nghề cần giữ giọng như giáo viên, diễn viên kịch, người dẫn chương trình, ca sĩ… rất ưa chuộng món ăn quý này. Cách dùng yến hiệu quả và hợp lý Nhiều người chuộng mua tổ yến thô, làm sạch, chưng với đường phèn hoặc nấu thành soup để dùng. Tuy nhiên, quá trình làm sạch, sơ chế tổ yến thô mất rất nhiều thời gian, nếu không cẩn thận trong sơ chế và bảo quản còn có thể làm mất đi dưỡng chất yến. Chưa kể với tính chất nghề nghiệp bận rộn của các đối tượng này thì dùng tổ yến thô cũng không phải là một giải pháp hợp lý về thời gian, khó mà duy trì đều đặn. Muốn đạt được hiệu quả bồi bổ tốt nhất, nên ăn yến đều đặn trong thời gian dài với liều lượng phù hợp (khoảng 70ml/ngày). Ngoài tổ yến thô, người tiêu dùng có thể chọn mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, thích hợp dùng hàng ngày, đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng và trên hết, tiện lợi khi làm công việc thường xuyên di chuyển. Bạn đọc nên lưu ý chọn loại có thương hiệu, có quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến sau khi chế biến. Về thời điểm ăn yến, tốt nhất là ăn khi bụng đói: thường là buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Vì khi ngủ được khoảng 01giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp cho việc hấp thu các chất dinh dưỡng được tận dụng tối đa. Ăn yến thôi chưa đủ, người dùng nên áp dụng kết hợp các liệu pháp khác, chú trọng khẩu phần dinh dưỡng và vận động cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, chế biến hợp khẩu vị kết hợp với luyện tập thể dục thể thao là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Qua chuyên đề 05 kỳ “Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn”, tin rằng bạn đọc đã có được một cái nhìn thấu đáo, toàn cục và hệ thống hơn về món “bát trân” này, từ đó hiểu được một số nguyên tắc, cách thức thưởng thức món yến sao cho vừa ngon miệng và quan trọng hơn là đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Kỳ 4: Yến sào cho trẻ em

Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả Kỳ 4: Yến sào cho trẻ em Trẻ em cũng là đối tượng cần bổ sung chất đầy đủ. Ngoài việc đa dạng nguồn dinh dưỡng cho bé, yến sào được nhiều bà mẹ chọn làm thực phẩm bồi bổ thể lực và trí lực cho trẻ. Nằm trong chuyên đề thứ 5 hàng tuần “Yến sào – Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn” do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tư vấn, bài viết kỳ 4 sẽ giúp các bà mẹ hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng món ăn này cho bé hợp lý. Những công dụng của yến sào với trẻ em Các nghiên cứu cho thấy yến sào rất tốt cho trẻ em bởi yến sào giúp bổ sung protein, các loại acid amin và nhiều nguyên tố vi lượng quý và để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ. Ngoài thành phần giàu acid amin, yến sào còn chứa nhiều Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết mà cơ thể bé thường bị thiếu. Một số nguyên tố hiếm trong yến sào như Cr tuy có hàm lượng thấp nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột. Đây không chỉ là nguồn cung cấp đạm cao, ít béo mà còn rất tốt cho sự phát triển xương và giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ nhờ bản thân tổ yến chứa rất nhiều sắt. Ngoài ra, tổ yến còn chứa đường galactose mà không có chất béo nên cũng là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt. Trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở đi) là có thể sử dụng được món yến. Đặc biệt, trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc, hay bị các bệnh về phổi, viêm phế quản là những trường hợp cần thiết nên bổ sung yến đều đặn. Nếu được dùng yến sào thường xuyên và đúng liều lượng (khoảng 70ml/ngày), khả năng miễn dịch, sức đề kháng của trẻ cũng được cải thiện. Trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng yến, nhất là trong những mùa kiểm tra thi cử, vì các nguyên tố vi lượng có trong yến sào như Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh và tăng cường trí nhớ của trẻ. Dùng yến sào cho hiệu quả Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chưng đường phèn, hầm với thịt gà hoặc nấu thành dạng soup cho trẻ ăn rất bổ. Tuy nhiên, quá trình chế biến yến thô mất rất nhiều thời gian, khó làm sạch hoàn toàn lông chim, bụi bẩn. Chưa kể lượng dinh dưỡng trong 01 tổ yến rất lớn, trẻ không thể hấp thụ hết 01 lần, trong khi bảo quản yến cũng khó, nếu không đúng cách còn có thể làm mất đi dưỡng chất của yến. Để đảm bảo lượng dinh dưỡng của yến được hấp thu hiệu quả, nên bổ sung yến cho bé từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất từ yến, vừa hợp lý về kinh tế. Thị trường có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn với thành phần tinh chất yến phù hợp, tiện dụng cho bé ăn hàng ngày. Nên chú ý chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không dùng chất bảo quản. Yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh bổ sung yến sào, cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học, có đầy đủ các thành phần cần thiết khác trong khẩu phần hàng ngày như cháo, súp, các loại tôm, cá, thịt, trứng, sữa và rau quả tươi..., thay đổi món ăn thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn, và nên có chế độ vận động cơ thể cho bé hàng ngày. Trẻ sơ sinh không nên dùng yến, khi trẻ mới bắt đầu ăn nên cho ăn thử 01 lượng nhỏ trước để thăm dò. Yến sào ngày nay đã trở thành 01 món “khoái khẩu” của vận động viên, hoặc những nghề nghiệp cần thiết phải giữ giọng như dẫn chương trình, ca sĩ, diễn viên… Bài viết cuối trong chuyên đề sẽ giải đáp những thắc mắc xung quanh việc dùng yến hiệu quả cho đối tượng đặc biệt này. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm Nguồn: www.dantri.com.vn

Yến sao - Sử dụng khoa học và hiệu quả Kỳ 3: Yến sào với phụ nữ

Yến sao - Sử dụng khoa học và hiệu quả Kỳ 3: Yến sào với phụ nữ Phụ nữ vốn rất quan tâm đến việc gìn giữ vóc dáng và làn da. Một trong những công dụng nổi tiếng từ xưa của yến sào chính là hỗ trợ làm đẹp da, đẹp dáng cho phụ nữ. Bài viết kỳ 3 trong chuyên đề thứ 5 hàng tuần “Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả hơn” của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm sẽ chia sẻ các kiến thức cần thiết giúp phụ nữ sử dụng yến sào đúng cách và hiệu quả để giữ gìn sức khỏe và nhan sắc. Yến sào - thực phẩm “vàng” cho phụ nữ Ngoài việc bồi bổ thể lực và trí lực, yến sào còn được nhiều người công nhận là một “trợ tá đắc lực” trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ. Thành phần yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em. Hơn nữa, trong yến chỉ có đường tự nhiên galactose mà không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân. Phụ nữ nếu ăn yến thường xuyên sẽ ít bị nổi mụn, tàn nhang, vết nám, hơn nữa còn có được làn da mịn màng, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa. Nói chung phụ nữ ở lứa tuổi nào dùng yến cũng phù hợp. Đặc biệt, khi chị em bước vào thời kỳ lão hóa sau tuổi 30 thì lượng collagen bắt đấu suy giảm, khiến xuất hiện các nếp nhăn quanh miệng, quanh mắt. Ngoài ra nếu cơ thể đang trong tình trạng suy kiệt do bệnh tật, phẫu thuật hoặc sau khi sinh… thì lượng hồng cầu bị suy giảm, người mệt mỏi, sụt cân, sức đề kháng yếu. Đối tượng cũng nên dùng bổ sung yến sào là phụ nữ mang thai (thai sau 03 tháng) để tăng dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Thai phụ nếu ăn yến được thì cũng ăn trước 01 lượng nhỏ và theo dõi trước khi bắt đầu dùng thường xuyên. Dùng yến để giữ sức khỏe và sắc đẹp Chị em có thể mua tổ yến thô tự chế biến hoặc mua các loại yến sào chế biến sẵn uy tín. Với tổ yến thô, sau khi làm sạch, có thể chế biến thành nhiều món ăn: Tổ yến chưng bạch quả, tổ yến chưng hạt sen, tổ yến chưng sữa tươi, tổ yến chưng trái dừa, soup cua tổ yến, cháo thịt bằm tổ yến, tổ yến chưng đường phèn hạt sen... Đây là những món ăn ngon, bổ, rất tốt cho sức khỏe cũng như "củng cố" sắc đẹp cho phụ nữ. Tuy nhiên, chị em cần phân biệt rõ thưởng thức yến như 01 món “ăn chơi” hay ăn yến để bồ sung lâu dài. Vì nếu chỉ để thưởng thức thì thỉnh thoảng mới ăn 01 lần, hiệu quả dinh dưỡng không hợp lý bằng việc dùng từ từ 01 lượng nhỏ với liều lượng thích hợp (khoảng 70ml/lần) trong thời gian dài. Chưa kể đến việc sơ chế tổ yến thô rất mất thời gian, nếu không cẩn thận thì không làm sạch hết được bụi bẩn, lông chim. Ngoài tổ yến thô, có thể mua các sản phẩm yến sào chế biến sẵn để dùng đều đặn, nhưng nên cân nhắc chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín, quá trình sản xuất đạt chuẩn GMP, HACCP, ISO, không có chất bảo quản để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến. Thời điểm ăn yến sào – như đã nói các kỳ trước – là lúc bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất. Ngoài dùng yến bổ sung, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ mang thai cần chú ý có đủ 4 nhóm thực phẩm, đa dạng nguồn thực phẩm để bữa ăn được ngon miệng hơn, nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn vài bữa lớn sẽ khó tiêu hóa. Phụ nữ nên luyện tập thể dục đều đặn hàng tuần (trung bình 03 lần/tuần, 30-45 phút/lần) để khỏe mạnh hơn. Trẻ em và học sinh, sinh viên trong độ tuổi cần phát triển toàn diện cả thể lực và trí lực rất cần bổ sung chất. Bài viết kỳ 4 của chuyên đề sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức đầy đủ về công dụng của yến sào đối với đối tượng này. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm Nguồn: www.dantri.com.vn

Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả (Kỳ 2) Kỳ 2: Yến sào với người cao tuổi, người bệnh

Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả (Kỳ 2) Kỳ 2: Yến sào với người cao tuổi, người bệnh Bài viết đầu tiên trong chuyên đề đã tổng kết một cách hệ thống cho bạn đọc những kiến thức tổng quát về yến sào. Trong bài viết kỳ này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm tiếp tục đúc kết một số kiến thức liên quan đến việc dùng yến sào để bồi bổ, hỗ trợ hồi phục sức khỏe cho người cao tuổi, người bệnh. Công dụng của yến sào với người cao tuổi, người bệnh Như đã trình bày ở kỳ trước, yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn. Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung. Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp. Cách dùng yến sào hiệu quả Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml. Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng. Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng yến sào dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày. Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine - chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu. Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày. Phụ nữ rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn vóc dáng, nhan sắc. Trong bài viết kỳ sau, tôi sẽ cung cấp các tác dụng của món ăn quý này cho chị em phụ nữ, cũng như những chú ý khi ăn yến sào. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm Nguồn: www. dantri.com.vn

Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả (Kỳ 1) Kỳ 1: Hiểu đúng về Yến sào

Yến sào - Sử dụng khoa học và hiệu quả (Kỳ 1) Kỳ 1: Hiểu đúng về Yến sào Yến sào là một món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ và phục hồi sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên, để phát huy được công dụng của món "bát trân" này cần một cái nhìn toàn cục và thấu đáo hơn. Chuyên đề “Yến sào - dùng khoa học và hiệu quả hơn” do PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - tư vấn sẽ bổ sung cho bạn đọc những lưu ý mới trong cách chọn lựa yến sào và cách dùng món yến sao cho khoa học và hiệu quả hơn. Chuyên đề gồm 05 kỳ, kỳ 01 sẽ tổng kết lại những kiến thức cơ bản về món yến. Các loại yến sào chính – công dụng chính Yến sào tập trung nhiều ở khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Việt Nam...). Thông thường, những nơi có trữ lượng yến dồi dào thì sẽ dễ chọn lọc được những tổ yến chất lượng hơn. Gần đây, giới khoa học cũng bắt đầu đánh giá nghiêm túc hơn về chất lượng của yến nuôi trong nhà. Các nhận định ban đầu đều khẳng định yến nuôi cho chất lượng tương đương với yến đảo, ít lẫn tạp chất, lại có các chỉ số an toàn vệ sinh thực phẩm rõ ràng hơn (như nguồn thức ăn, nước uống,..). Về yến thành phẩm, người dân thường chuộng săn lùng các loại tổ yến thô để về tự chế biến hoặc mua các loại yến sào đã được chế biến, đóng gói sẵn. Có thể nói, tổ yến thô rất quý giá và chứa nhiều chất bổ dưỡng nhưng vì thường lẫn tạp chất, bụi bẩn và lông chim nên khi chế biến phải làm thật kỹ, sạch sẽ mới có thể dùng được. Thêm vào đó, chất dinh dưỡng có thể bị mất dần đi nếu chúng ta sơ chế hoặc bảo quản không đúng cách. Còn nếu mua về và sử dụng hết ngay trong một hai lần thì lại phí quá, vì cơ thể con người không kịp hấp thu hết các dưỡng chất của yến. Yến sào chế biến sẵn ngày càng được nhiều người sử dụng hơn vì tính tiện lợi, có liều lượng vừa đủ cho mỗi lần dùng, thích hợp cho người cần sử dụng lâu dài. Bạn đọc nên lưu ý chọn loại có thương hiệu, có quy trình sản xuất đạt các chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO để đảm bảo giữ nguyên được tinh chất yến sau khi chế biến. Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine,... Dùng yến thường xuyên giúp phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu, bồ sung thêm các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ổn định thần kinh trí nhớ. Công dụng chính có thể tóm tắt là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Những lưu ý về cách dùng yến Như đã trình bày ở trên, chính vì có công dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt và cũng không quá khó để tìm mua nên yến sào rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu hết được cách thưởng thức món ăn này, mà đa phần vẫn còn “ăn yến để thưởng thức”, nghĩa là xem nó như 01 món “ăn chơi”, thỉnh thoảng mới dùng 01 lần. Điều này khiến yến sào không phát huy được hết tính bổ dưỡng của nó. Những người muốn tăng cường sức khỏe thì nên bổ sung yến từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng từ yến, vừa hợp lý về kinh tế, không lãng phí nguồn dưỡng chất quý này. Bạn đọc có thể chưng yến với đường phèn, hoặc nấu thành dạng soup với thịt gà cũng rất dễ ăn. Nếu không có nhiều thời gian, có thể dùng các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, dĩ nhiên phải lưu ý về hàm lượng tinh chất yến trong mỗi chai – thông thường khoảng 5% là đủ cho cơ thể. Thời điểm tốt nhất để dùng yến là khi bụng đói, thông thường là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Buổi tối sau khi ngủ khoảng 01 giờ là thời điểm nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa. Với thành phần giàu dưỡng chất, yến sào phù hợp cho rất nhiều đối tượng người dùng. Người cao tuổi, người bệnh, phụ nữ, trẻ em, những người làm các nghề cần giữ giọng (MC, ca sĩ, diễn viên…), vận động viên đều có thể ăn yến để tăng cường sức khỏe. Trong kỳ sau, tôi sẽ tiếp tục trình bày đến bạn đọc những lưu ý trong việc dùng yến sào để bồi bổ cho người cao tuổi, người bệnh. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm Nguồn: www.dantri.com.vn

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Tại sao nuôi Yến có lợi hơn loại hình doanh nghiệp khác

Tại sao nuôi yến có lợi hơn loại ........... Tại sao nuôi yến có lợi hơn loại hình doanh nghiệp khác? So sánh giữa việc nuôi yến trong nhà và các loại doanh nghiệp khác sẽ thấy cái lợi của nuôi yến (dĩ nhiên bạn phải đi đúng hướng, làm đúng phương pháp và có cả may mắn nữa). Nguồn: STY Tại sao nuôi yến có lợi hơn loại hình doanh nghiệp khác? So sánh giữa việc nuôi yến trong nhà và các loại doanh nghiệp khác sẽ thấy cái lợi của nuôi yến (dĩ nhiên bạn phải đi đúng hướng, làm đúng phương pháp và có cả may mắn nữa). - Tại Malaysia, thiết kế một nhà nuôi yến 3 tầng rưỡi, xây dựng trên diện tích 4.180 feet vuông có thể sản xuất 12.540 tổ yến (114 kg, trung bình 110 tổ được một kg) một năm. Chi phí xây dựng từ 60.000 USD đến 80.000 USD. - Tiêu thụ điện nước của trại chỉ bằng 1/20 – 1/30 tiệu thụ điện nước của các doanh nghiệp khác. - Nhân viên làm việc trong trại yến chính là chim yến. Chúng đến và đi một cách tự nguyện mà không phải trả lương. Thuê mướn nhân công là gánh nặng của doanh nghiệp trong khi chim yến là tài sản. Muốn sinh con, yến cần xây tổ và khi chim con đủ lông đủ cánh bay đi, tổ sẽ được bán để thu tiền về. Làm sạch lông trên tổ yến thu hoạch
- Nhu cầu tiêu thụ tổ yến luôn cao hơn nguồn cung, không sợ đọng hàng hay bị mất tiền. Chim yến đẻ 3-4 lần một năm, vậy nếu năm đầu người nuôi có 100 tổ thì năm kế đến sẽ có 300 chim mới cộng 100 chim cũ thành 400 con về làm tổ trong trại yến của bạn. Năm sau nữa là 1.600 con, và cứ thế số tổ tăng theo số chim trong từng năm. - Nhà nuôi yến tăng giá trị trên thị trường theo số tổ nó có, chứ không đứng lại hay bị giảm giá như phần lớn các cơ sở hạ tầng nhà cửa khác. - Người nuôi không chỉ thu lợi từ tổ yến mà còn từ phân, trứng, chim con và kiến thức thu thập được trong quá trình quản lý trại yến. Mô hình nhà nuôi yến
Nhà nuôi yến

Yến Sào - Lịch Sử và Hiện Tại

Yến Sào - Lịch Sử và Hiện Tại Bài viết của Nhà Sử Học Dương Trung Quốc Ngày cúng lễ hội nghề 10 tháng 5 âm lịch Yến sào - lịch sử và hiện tại, những đe dọa từ vấn đề biển Đông 12/08/2011
Rời Hà Nội đang râm ran câu chuyện người dân tập hợp nhau bày tỏ thái độ bức xúc trước việc Trung Quốc gây sự ngoài Biển Đông, vào đến Nha Trang đang bước vào “Festival Biển hẹn” vẫn thấy cái không khí ấy được hoà vào mối quan tâm làm sao cho đất nước mau giàu lên nhờ biển. Không chỉ là dầu khí, vận tải biển hay đánh cá, nuôi trồng thuỷ sản... mà có tới 2 cuộc hội thảo chỉ để bàn về con chim yến. Một cuộc bàn về “Phát triển quần thể chim yến hàng và tài nguyên yến sào đảo yến thiên nhiên tại các tỉnh duyên hải toàn quốc” và một cuộc bàn về nhân vật lịch sử được coi là tổ nghề khai thác yến sào của tỉnh Khánh Hoà. Cái con chim bé nhỏ thường thấy trên bầu trời ven biển đảo ở phương Nam đôi khi bay sâu cả vào đất liền, lúc bay lẻ khi cả đàn, được gọi chung là yến nhưng đến nay vẫn còn là một bí ẩn ngay đối với những người trong nghề. Ông Nguyễn Thành Long, người nhận chức giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hoà đầu tiên kể từ khi nhà nước bắt đầu quản lý việc khai thác đặc sản này (1986) nói rằng ông gắn bó với nghề khá nhiều năm mà đến giờ vẫn chưa hiểu con vật bé nhỏ ấy lấy đâu sức lực để bay không biết mỏi một ngày từ 16 đến 20 tiếng đồng hồ tuỳ theo mùa, không đậu để đi kiếm ăn, chỉ ăn côn trùng bay trên lưng trời và có lẽ chỉ uống những giọt sương ngưng tụ trong không khí... Và có phải vì thế mà cái chất nhầy đôi khi có cả huyết của nó tiết ra để dệt những sợi mảnh như tơ kết thành một cái tổ để đẻ con, ấp trứng được con người khai thác làm một món ăn đặc sản từ thời xa xưa của lịch sử. Người Trung Hoa ham hố của ngon vật lạ, từ thời Đường đã viết về cái món “yến sào” mặc dù xứ sở của mình không có. Vì thế mà cùng với sừng tê, ngà voi, đồi mồi, trầm hương... yến sào cũng từng có trong danh sách cống nạp của các nước phương Nam và tập quán “ban yến” được coi là một đặc ân vua thưởng cho quần thần, còn bữa đãi của đấng quân vương thì phải gọi là “yến tiệc”. Vua nước ta được thưởng yến đầu tiên có lẽ là Đức Trần Nhân Tông. Cũng là dân gian kể rằng trong chuyến Nam du của Thượng hoàng vào năm 1301 để tỏ tình giao hiếu với Chiêm Thành trước khi gả nàng Huyền Trân cho Chế Mân rồi được vua Chiêm dâng Châu Ô và Châu Lý làm đồ sính lễ, ngài có dịp dừng ở đất nay là Quảng Bình và ra thăm đảo Yến - Hòn Nòm (dưới chân đèo Ngang, nay thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, Quảng Trạch) thì được dâng “chè yến sào”. Biết là đặc sản, Thượng hoàng bèn lệnh cho dân phải gìn giữ và khai thác, hàng năm dâng tiến về triều. Nghề yến sào có thể coi ngài là bậc khởi tổ. Sách ta đầu tiên viết về yến sào là “Ô châu cận lục” của Dương Văn An (giữa thế kỷ XVI) có nhắc đến việc “Yến sào lấy trên núi Lỗi Lôi, châu Bố Chính”. Còn “Phủ Biên tạp lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn thì viết cặn kẽ hơn về nghề lấy yến sào ở phủ Thăng Hoa (Quảng Nam) và những quy định của nhà nước buộc dân làm nghề này phải nộp thuế bằng hiện vật là những tổ yến... Đến thời các vua Nguyễn thì việc khai thác đã được chế định chặt chẽ, quản lý đến tận gốc, nghiêm cấm việc mua bán, sử dụng sản vật này nhưng lại có những biện pháp rất thiết thực để hỗ trợ cho người dân làm nghề này. Các sách địa chí về sau càng ngày càng viết nhiều đến yến sào, cho thấy phân bố ở nhiều nơi ven biển phương Nam từ Quảng Bình cho tới Hà Tiên, Côn Đảo... Đã là của ngon vật lạ thì thế nào cũng được thiên hạ chú ý. Cho nên đọc trong mấy tập hồi ký hay ghi chép của các giáo sĩ, nhà buôn hay nhà thám hiểm phương Tây đều thấy nói đến “yến sào” từ rất sớm. Giáo sĩ De Choisy trong hồi ký mô tả một cách tỉ mỉ cái món ẩm thực độc đáo này: “Yến sào, tổ của con chim yến, được tìm thấy chủ yếu ở Đàng Trong, thứ này rất được ưa chuộng để làm các loại nước sốt và rất tốt khi pha trộn với nhân sâm. Lấy một con gà mái mà thịt và xương đều đen (gà ác) nhổ lông, rửa sạch. Rồi lấy tổ chim yến ngâm nước cho mềm và kéo thành sợi nhỏ. Người ta xắt nhân sâm thành từng miếng nhỏ rồi nhét vào bụng con gà và khâu lại. Tiếp đó đặt con gà vào một đồ đựng bằng sứ có nắp đậy rồi đặt vào một cái nồi đầy nước (cách thuỷ) nấu sôi cho đến lúc gà chín, sau đó để nồi trên than hồng và tro nóng suốt đêm. Ăn gà vào sớm hôm sau, ăn hết thì lấy mền trùm kín (xông) cho toát mồ hôi. Có thể chế biến thành cháo với nhân sâm. Ăn xong lai ngủ tiếp cho thấm...” Còn nhà thám hiểm nổi tiếng Jean Baptiste Tavernier thì trong du ký ghi lại: “Ăn những món với yến ta có cảm tưởng như là tổ yến được làm với tất cả các hương liệu của phương Đông...” và cho biết người Hà Lan từ rất sớm cũng rất thích yến sào mang từ thuộc địa Indonesia về... Vậy mà cái đặc sản trời phú này ở nước ta tưởng như mãi mãi chỉ nằm trong thực đơn của các bậc quyền quý, vua chúa hoặc bán cho người phương xa sử dụng. Hội thảo bàn đến một nhân vật được giả thiết là từ thời Trần sau một chuyến đi công cán việc triều đình bị bão đánh dạt vào đảo Hòn Tre, thấy đất lành nhiều chim đến làm tổ đã đưa người thân đến lập nghiệp và khởi thuỷ cho nghề khai thác yến sào. Nhân vật có tên tuổi là Lê Văn Đạt gốc tận Nghệ An, đến nay đã hơn 30 đời nối nghiệp họ Lê giữ chức “hộ yến” qua nhiều triều đại để duy trì nghề này. Thời Tây Sơn lại có một bà đô đốc cự đánh với Gia Long tuẫn tiết để hiển thánh làm bà chúa đảo linh thiêng rất mực phù hộ cho dân làm yến... Nghề này gian truân lại nhiều rủi ro, vừa ứng phó với bão tố vừa chống trả với cướp biển, lại bị nhà nước quản lý ngặt nghèo nên dường như giữ được chim, được nghề đã khó, làm giàu thì thật quá cao xa. Đã thấy nhiều nơi như Hà Tiên chim đi mất, nghề thất truyền... Trong suốt thời kỳ thực dân, nghề này ở Khánh Hoà sống lay lắt và có lúc đã tưởng sang tay kẻ khác. Cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước, người Hoa chạy loạn từ đại lục tràn sang sinh sống ở nước ta, sẵn tiền họ thầu luôn chân “hộ yến” thâu tóm luôn đảo và nghề. Người Việt chỉ làm thuê, thay vì cúng lễ ngày hội nghề 10 tháng 5 âm lịch là ngày bà đô đốc của Tây Sơn tuẫn tiết thì họ kéo sang chùa Tàu để cúng lễ cầu may. Hơn 30 năm (1937-1970) qua 5 đời “hộ yến” người Hoa, nghề cũng không vực được dậy, có chủ Hoa kiều còn phá sản. Phải cho đến năm 1970, thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mới quyết định thu hồi nguồn lợi này trao cho người Việt thầu yến sào nộp thuế cứ 3 năm 1 lần với một khoản tương đương 250 lượng vàng... Miền Nam giải phóng, những người làm yến lập tập đoàn rồi chuyển thành tổ hợp tác duy trì cho đến năm 1986 cũng là bắt đầu thời Đổi mới. Năm 1970, nói là nghề yến sào cũng chỉ có 35 người đạt sản lượng thu hoạch là 329kg thì đến năm 1986 đã có 69 xã viên, đạt sản lượng 1230kg yến sào. Đó cũng là thời điểm nhà nước bắt đầu để mắt đến nguồn thu này, đã tiến hành “quốc hữu hoá” chuyển thành Xí nghiệp Yến sào Nha Trang và chỉ vài năm sau đã đưa sản lượng lên ngót 2 tấn, đạt doanh thu ngoại tệ (1990) là 1,5 triệu đôla. Rồi tiếp đó Xí nghiệp được chuyển thành Công ty khai thác 8 hòn đảo yến của tỉnh. Trở thành công ty, một trong những việc ông giám đốc làm là ra Hà Nội gặp mấy người làm sử hỏi xem lai lịch nhân vật tương truyền là tổ nghề họ Lê đời Trần thực hư thế nào rồi tiến hành một cuộc hội thảo bàn về việc xây dựng truyền thống cho ngành. Tôi có được theo ông thầy của mình là Giáo sư Trần Quốc Vượng vào làm cuộc hội thảo này, ngạc nhiên vì thấy ông chủ tịch tỉnh và ông giám đốc công ty đều họ Hồ rất tha thiết với lịch sử. Đến nay, sau 20 năm, cả ông chủ tịch của tỉnh lẫn ông thầy của tôi đã thành người thiên cổ, ông giám đốc công ty năm xưa lại được ông tổng giám đốc đương nhiệm ủng hộ quyết tâm làm một cuộc hội thảo nữa cũng về chủ đề liên quan đến ông tổ nghề. Giờ đây, sau 20 năm, Công ty Yến sào năm xưa nay đã thành một Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên có quy mô như một tập đoàn gắn kết chặt chẽ việc nuôi và khai thác yến sào với các cơ sở chế biến thành nhiều sản phẩm và hệ thống dịch vụ du lịch khép kín với 2500 người, 18 đơn vị trực thuộc và 600 nhà phân phối trong nước và quốc tế. Với 3 cơ sở nghiên cứu, nó đã trở thành công ty hàng đầu khu vục Đông Nam Á về nghiên cứu khoa học phát triển đàn chim yến từ 8 đảo với 40 hang yến ban đầu thành 29 đơn vị đảo 132 hang yến. Năm 2010 đạt 3120 tấn, đạt doanh thu trên 1.100 tỷ đồng, nộp ngân sách 180 tỷ đồng (Ngoài Khánh Hoà là địa phương dẫn đầu còn có Cù Lao Chàm của Quảng Nam sản lượng chừng 1500kg và Bình Định 800kg). Xin lỗi bạn đọc, tôi không có ý định biến “Nghỉ ngơi cuối tuần” của mình thành một trang “doanh nghiệp tự giới thiệu”. Nhưng điều muốn nói là ông cựu giám đốc – người khởi xướng 2 cuộc hội thảo cách nhau 20 năm khẳng định rằng chính nhờ việc tri ân bậc tiền bối là vị tổ nghề và giữ được nền nếp, kể cả những lễ hội, phong tục nghề nghiệp mà đơn vị ăn nên làm ra, nên càng phải đầu tư vào văn hoá nhiều hơn nữa. Năm nay Công ty Yến sào đã hăng hái đứng ra đảm nhận nhiều việc giúp cho Festival Biển Nha Trang thêm hoành tráng... Bài báo chưa thể kết thúc khi chưa nhấn mạnh đến một hiện trạng là với một đất nước có tới hơn ba ngàn cây số bờ biển và hàng ngàn hòn đảo, ở vào một vùng sinh thái thuận lợi bậc nhất, có giống chim yến đặc chủng không phải nơi nào cũng có mà Việt Nam vẫn là nước có sản lượng dưới mức khiêm tốn về đặc sản này. Doanh thu bán lẻ tổ yến trên thế giới năm 2006 là 3,8 tỷ USD, đến năm 2009 tăng lên 4,15 tỷ USD nhưng sự phân chia nguồn thu cho thấy Indonesia chiếm 60%, Thái Lan xếp thứ nhì (20%), Malaysia thứ 3 (15%), còn Việt Nam ta vẫn nằm trong số các quốc gia cùng với Philippines, Brunei... chia nhau 5% còn lại.. Mọi cái mới chỉ là bước đầu sau một truyền thống kéo dài đến... 700 năm! Dương Trung Quốc

Thủy Tổ Nghề Yến Sào

Thủy tổ nghề Yến Sào Khai thác yến sào đã được con người biết đến từ lâu. Yến sào đã có mặt ở Trung Quốc từ đời Đường (618 - 907), nhưng vào khoảng thế kỷ XV, yến sào mới trở thành một nghề ở Đông Nam Á và các sản phẩm từ yến sào được buôn bán sang Trung Quốc. Giá trị của nghề yến sào bao gồm 2 yếu tố. Yếu tố vật thể của nghề yến bao gồm chim yến, tổ yến; hang, đảo yến… Còn yếu tố phi vật thể là tâm linh, lễ hội, thờ cúng… Có lẽ không có nghề nào mà yếu tố tâm linh lại được coi trọng như nghề khai thác yến sào. Nó đã trở thành một nét đặc trưng riêng cho nghề yến vùng Đông Nam Á. Lịch sử nghề yến sào Khánh Hòa được Thủy tổ khởi nghiệp từ năm 1328, thuyền của Đề đốc nhà Trần – Lê Văn Đạt bị bão dạt vào Hòn Tre, ông lập ra thôn Bích Đầm và tìm ra các đảo yến. Nghề Yến sào có từ đó. Năm 1769, ông Lê Văn Quang (hậu duệ của ông Lê Văn Đạt) đình trưởng thôn Bích Đầm đã hiến toàn bộ đảo yến cho nhà Tây Sơn. Bà Lê Thị Huyền Trâm, con gái ông Lê Văn Quang là đại đô đốc thủy quân Tây Sơn đã có công lớn trong việc chỉ huy tướng sĩ bảo vệ, khai thác, xuất khẩu yến sào, nhiều lần đánh bại thủy quân Nguyễn Ánh. Bà đã được nhân dân trong vùng suy tôn là Đảo chủ Thánh mẫu. Từ đó Đề đốc Lê Văn Đạt, bà Lê Thị Huyền Trâm, bà Chúa Đảo yến được nhân dân lập đền thờ trên các đảo. Từ xưa, yến sào đã được coi là đặc sản vô cùng quý hiếm, được liệt vào hàng tiên dược, có tác dụng cải lão hoàn đồng, chỉ yến tiệc chốn cung đình của vua chúa mới được sử dụng. Yến làm tổ hết sức tự nhiên. Các tỉnh ven biển miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định… cũng có yến, nhưng sản lượng cao nhất tập trung ở các đảo yến Khánh Hòa với sản lượng bình quân mỗi năm trên 2 tấn dẫn đầu cả nước. Hiện Khánh Hòa có hàng trăm hòn đảo nhưng có hơn chục hòn có yến là: Hòn Chà Là, Hòn Hố, Hòn Đụn, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Xà Cừ, Hòn Cỏ Ống, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ổ Gà, Hòn Tráo Đỏ, Hòn Nội, Hòn Ngoại. Trong đó, quần thể Hòn Nội - Hòn Ngoại nằm cách Nha Trang khoảng 15 hải lý về phía Nam, chiếm 2/3 sản lượng chung. Do tầm quan trọng của nó về nguồn tài nguyên yến sào, nên từ trước đến nay, Hòn Nội - Hòn Ngoại được coi là vùng cấm địa ít người được lui tới. Các tin khác