Cty TNHH Kỹ Thuật Vũ Gia Hưng. Tư vấn kỹ thuật xây dựng nhà nuôi chím Yến, kỹ thuật dẫn dụ chim yến vào nhà mới xây, cải tạo nhà ở,nhà cũ thành nhà nuôi chim yến,mua bán tổ yến. cung cấp vật tư, thiết bị nuôi Yến.Hotline 0907030111 0988773924. . Emai: tung0907030111@gmail.com
Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012
Thanh Gỗ (Bạch Tùng)mô phỏng như vách đá
Trước đây,chim Yến thường vào làm tổ tại những căn nhà hoang,những ngôi nhà mái ngói,vòm rộng như rạp hát,nhà kho,chợ,trường đại học...thường được Yến thích và an tâm sinh sống trong những mùa gió bão.Lâu dần những ngôi nhà đã trở nên quen thuộc với loài Yến tổ trắng,chúng tập trung ngày càng đông và làm tổ trên những thanh đà (thường làm bằng gỗ tếch),trên tường...
Những người đầu tiên khám phá và nghiên cứu về chim Yến đã dựa vào những đặc điểm đó để làm nhà nuôi Yến.Bắt đầu bằng gỗ tếch,tấm xi măng,sau một thời gian dài trải nghiệm đã có một số vật liệu tối ưu hơn để thay thế.Thực chất phần gỗ rất quan trọng do đó là nơi chim trực tiếp làm tổ,xem như làm hộ khẩu cả đời,khi phần này gặp sự cố rất khó để thay đổi mà không làm ảnh hưởng tới chim.Trước đây nhiều người sử dụng những loại gỗ tại địa phương để làm giảm chi phí như gỗ dừa,cây tràm,cây trâm,xoan..thậm chí cây thông dầu,có người tự đỗ những tấm lam bằng xi măng,đá thiên nhiên và trong thời gian đó,những ngôi nhà này dường như không gặp khó khăn gì trong việc dẫn dụ chim về ở và làm tổ.Như ở Kiên Giang,hơn 10 ngôi nhà xây dựng trong những năm trước 2010, đóng tổ bằng cây thông dầu nhưng lượng chim ở rất đông.
Đến thời điểm những năm 2008-2009, phong trào nuôi Yến bùng nổ,việc số lượng nhà nuôi tăng nhanh và dồn cụm đã phát sinh rất nhiều khó khăn cho những nhà nuôi xây dựng sau.Những vật liệu làm tổ truyền thống đã không còn hấp dẫn và cạnh tranh,lượng chim ở ít,lâu làm tổ,bị rớt tổ...Những công ty chuyên nghiệp đã nghiên cứu một số vật liệu mới như tấm SWO2,tấm xi măng đúc theo công nghệ cao,tấm gỗ nhựa,gỗ meranti của Malaysia...Nhưng càng làm cho chủ nhân những nhà nuôi Yến càng thêm mơ hồ và rất dễ bị sai phương hướng.Để biết được hiệu quả của những vật liệu mới này,họ phải trả một giá quá đắt và sau một thời gian dài mới thấy được.Tất nhiên họ không thể quá tin vào một đơn vị tư vấn vì những ý kiến tư vấn đưa ra hầu hết đều mang tính thương mại.Bên cạnh đó là những nguồn gỗ giả,gỗ tạp trộn lẫn,gỗ chất lượng kém,mối mọt,nấm mốc mà khách hàng không thể nào phát hiện được.
Vậy đâu là chọn lựa sáng suốt nhất ? Tôi đã xem rất nhiều nhà Yến gặp thất bại do phần thanh gỗ làm tổ,những ngôi nhà Yến đóng tổ bằng tấm lam kém chất lượng (đa phần do chủ nhà tự làm ) khi bị thiếu ẩm sẽ làm rớt tổ,chim bỏ đi..gỗ dừa chất lượng kém,nhanh bị hư hỏng,một số loại khác không cạnh tranh nổi do mùi gỗ nồng,mặt gỗ cứng.Thật ra bản chất của vấn đề là một vật liệu có mùi chim ưa thích,mặt gỗ mềm cho chim dễ làm tổ,độ bền cao,dễ thi công...Hiện nay có 2 loại đáp ứng được những yêu cầu này và được nhiều công ty chuyên nghiệp sử dụng,đó là Meranti nhập khẩu Malaysia,nguồn gốc từ cây Hopea và Shorea,và một loại thông đặc biệt của Việt Nam,xuất xứ từ vùng tây nguyên.
Nhưng loại Meranti thường giá thành rất cao ( 25-30 triệu vnđ/m3),và cũng rất khó tìm được một nguồn gỗ bảo đảm,thường bị trộn lẫn với những loại gỗ rẻ hơn nhưng nhìn khó phân biệt như xoan,chò chỉ.
Gỗ thông đặc biệt của Việt Nam (thông ba lá) giá trung bình sau sấy khô,bào rãnh,cắt theo quy cách nhà Yến từ 11 đến 15 triệu vnđ/m3,màu sáng,mềm,nhẹ,mùi dịu làm chim rất thích .Hiện nay đa phần nhà Yến đều sử dụng loại gỗ này vì hiệu qua đã được chứng minh qua rất nhiều công trình.Trước đây loại gỗ này được dùng để đóng Coffrage (cốp pha),độ bền caom.Nếu chọn được lô gỗ có chất lượng bảo đảm,kết hợp với việc duy trì hệ thống tạo ẩm hợp lý,ổn định,mặt sàn không bị thấm thì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm cho nhà Yến của mình.
Theo ghi chép và tổng hợp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
với 32m2 yhi2 cần bao nhiêu gỗ vậy anh
Trả lờiXóa