Cảm ơn đã ghé thăm Bloger của Tùng Chim Yến

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

kỹ thuật nuôi chim yến và thu hoạch

CTY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT
VŨ GIA HƯNG
A4.TMT2A.P.TMT.Q.12
D
ĐT: 0907030111 MR TÙNG

KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN
VÀ THU HOẠCH TỔ YẾN
*******

I. KỸ THUẬT NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ
Đây là phương pháp nuôi chim yến cơ bản nhất. Khi đã làm quen với phương pháp này, có thể tìm hiểu tiếp các cách xây nhà khác như cải tạo nhà của chim mồi thành nhà nuôi chim yến, tức nuôi chim C. linchi (Yến bụng trắng) trước sau đó theo một kỹ thuật nhất định cải tạo nhà của nó thành nhà yến.

1. Nhà của chim
1.1. Địa thế xây nhà của chim
* Lựa chọn địa thế xây nhà phải dựa trên phương pháp theo dõi đời sống của chim, chứ không tùy thuộc vào ý muốn của con người. Những người nuôi chim yến trong nhà thành công là nhờ họ đã tìm tòi theo dõi cuộc sống thiên nhiên của chim yến. Trên cơ sở tìm hiểu phân tích tập tính sống của nó, họ đã xây nhà như một cái hang, mô phỏng gần giống như nơi mà chim yến đã quen thuộc trong đời sống tự nhiên. Ngôi nhà đó cần có các yêu cầu sau:
- Vị trí xây nhà chim cũng phải gần đồng ruộng, bụi cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ. Những nơi này tạo điều kiện để chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa.
- Điều quan trọng nhất là ngôi nhà phải được xây trong vùng có chim yến sinh sống, khu vực chim kiếm ăn, dưới đường chim bay. Cần quan sát thấy chim bay lượn trên bầu trời một số lần trong ngày ở nơi định xây nhà và vẽ sơ đồ đường bay của chim. Ngôi nhà phải xây không cách xa trung tâm có yến (hang động hoặc nhà có yến sinh sống) 5-8km, càng gần càng có cơ hội thành công. Nhà mới xây nên ở gần các nhà có năng suất cao.
- Cần nắm được các dẫn liệu không khí về nhiệt độ, ẩm độ, hướng gió của khu vực định xây nhà yến, sau đó đối chiếu với các yêu cầu của chim xem có thích hợp hay không, từ đó quyết định kỹ thuật xây nhà. Hiện nay tại Việt Nam, chim yến đang sống và làm tổ trong 3 vùng có một số nét khí hậu khác nhau: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Một số tư liệu năm 2006 đã đăng tải trên Tạp chí khí tượng thủy văn cho thấy:
Từ tháng 5 đến tháng 9, ở Nha Trang (Nam Trung Bộ) nhiệt độ trung bình luôn cao và ẩm độ luôn thấp hơn vùng Nam Bộ. Nếu xét về nhiệt độ tối cao và tối thiểu thì Nha Trang cũng luôn cao hơn Nam Bộ khoảng 1 - 2 độ. Ở các tháng khác sự chênh lệch không nhiều. Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình của Nha Trang lại thấp hơn Nam Bộ (2402 - 260 so với 2509 - 2704) vì chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Vùng Nam Bộ luôn có độ ẩm trung bình trong không khí cao hơn 80%, nhiệt độ khá ôn hòa (2509 - 2803), sự giao động nhiệt thấp hơn 2 vùng kia. Ở đây có Đông Nam và gió Tây Nam đem theo không khí của 2 vùng biển thổi vào nên khí hậu khá ổn định.
Vùng Đồng Hới (Bắc Trung Bộ) có một số tháng khá nóng. Nhiệt độ trung bình lớn hơn 300C (tháng 6,7), nhiệt độ tối cao có ngày lên đến 38-390C, và tối thiểu là 19 - 200C. Sự giao động nhiệt trong năm khá lớn.
Hướng gió cũng là một yếu tố cần quan tâm: Trong cùng một thời gian 3 vùng khác nhau có thể nhận hướng gió khác nhau, như ngày 20/9/2007, Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng của gió bắc, đông bắc còn Nam Trung Bộ gió tây nam, Nam Bộ gió tây và tây nam. Số ngày mưa và tổng nhiệt đều có sự khác nhau giữa 3 vùng và đều có quan hệ đến đời sống của yến. Vùng Quảng Bình (Bắc Trung Bộ).

Tìm hiểu điều kiện khí hậu của từng vùng sẽ giúp người xây nhà yến lý giải được tại sao nuôi chim yến ở vùng Nam Bộ có khả năng thành công nhanh chóng và có những quyết định chính xác về mặt kỹ thuật. Khi xây nhà ở các vùng này có thể có những điều chỉnh nhất định về ván tổ, cửa thông gió, cửa ra vào, vật liệu xây nhà, kiểu nhà (số tầng, độ cao và rộng của căn nhà), kiểu mái… Ví dụ, trong khu vực có sự dao động lớn về nhiệt độ thì sẽ xây nhà theo kiểu vùng nóng nhưng cần có thêm thông gió để khống chế nhiệt.
Nhà không xây ở độ cao vượt quá mặt biển 1000m. Nếu độ cao trên một 1000m chim yến cũng sinh sống, làm tổ trong căn nhà đó, nhưng đa số sau khi đẻ, chim non bay đi tìm những căn nhà ở địa thế thấp hơn. Hiện nay người ta khuyến cáo là dưới 500m.
Địa điểm xây nhà phải là nơi không có nhiều hãng xưởng, nhà máy. Ở những nơi đó côn trùng làm nguồn thực phẩm cho chim thường sẽ bị tiêu diệt dần do đô thị hóa.
Hiện nay chính quyền của nhiều nước phát triển nghề nuôi yến trong vùng đã có các quy định là nhà chim phải xây xa thành phố, xa các khu đông dân cư và khu vực nghỉ ngơi giải trí. Vì vậy người nuôi chim cần nhìn trước sự phát triển của nghề này trong tương lai để chọn vị trí xây nhà cho thích hợp.
Nhà chim phải xây ở nơi tương đối an toàn tránh các loài địch hại như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Các loài chim săn mồi này sẽ làm chim yến sợ và sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.
Căn nhà phải thích hợp đầy đủ các điều kiện chim cần, vùng xung quanh co nhiều chim yến C. linchi sinh sống. Có cách thức dụ chim vào nhà đề chim ở lại sinh sống tại đó.
Bảng 3. Nhiệt độ và ẩm độ trung bình trong năm 2006 của 3 vùng.
(Xem bảng biểu)

1.2. Cách thức xây nhà chim yến
Khi chuẩn bị công việc xây dựng nhà chim cần phải chắc chắn nơi này đang có một số chim yến sinh sống, còn nhiều nét thiên nhiên có biển, sông, hồ, gần đồng ruộng, rừng cây thấp và địa thế an toàn như đã nói ở trên. Đặc biệt là không cách xa trung tâm có chim yến sống như hang động và nhà có yến trú ngụ quá 5-8km, chim yến bay lượn vòng tròn trước khi vào nhà của chúng.
Sau đây là những điều mà chúng ta cần lưu ý khi xây nhà chim.
* Hình dáng căn nhà, tường nhà
* Cửa ra vào và nền nhà
* Hình dáng phòng và cấu trúc phòng
* Sơn nhà và ánh sáng
* Độ ẩm và nhiệt độ
* Hàng rào và khuôn viên quanh nhà
1.2.1. Hình dáng căn nhà, tường nhà
Hình dáng căn nhà của chim thường giống một cái kho lớn, tự nhiên tùy theo điều kiện của miếng đất hình dáng nhà co thể nhiều kiểu khác nhau, có thể là hình khối ống, hoặc hình khối chữ nhật có bề ngang rộng (hình 18, 19, 20, 21, 22). Thậm chí ngày nay để cho đẹp người ta xây nhà yến như những “khách sạn 5 sao”. Nhà có thể lợp mái hoặc để mái bằng.
Kích thước nhà:
Vì chim yến thích làm tổ trong những hang động có diện tích rộng nên các nhà chim có năng suất cao thường có kích thước từ 10 - 15m đến 10 - 20m, tức mặt bằng khoảng 150-200m, nhà chim có thể to hoặc nhỏ hơn chút ít, nhưng phải tìm cách tăng sức chứa chim ở trong phòng, như chia nhà thành một số tầng (có thể 3-5 tầng). Nếu đem so sánh diện tích nhà yến Indonesia (150 - 200m2) với các hang động tự nhiên ở Khánh Hòa, ta thấy tiêu chuẩn kỹ thuật là hợp lý và họ đã thành công về phỏng sinh học. Theo các điều tra cơ bản, chim yến thích làm tổ và cho các sản lượng cao ở các hang động có diện tích lớn. Hang có diện tích khoảng 200m2 bình quân yến làm 54 tổ/m2/năm, 500m2 mật độ ẩm bình quân 163 tổ/m2/năm. Các hang có diện tích nhỏ hơn 80m2 đều cho sản lượng thấp.
Với một miếng đất hẹp 4 x 16m hoặc 4 x 20m cũng có thể xây nhà yến. Trong trường hợp đó có thể chia thành 4-5 phòng (4 x 4m) với phòng đầu tiên là phòng lượn. tuy nhiên, chia phòng 4 x 8m thì tốt hơn. Trên thực tế tại Việt Nam, các nhà chim xây dựng với mặt bằng diện tích 5-6m x 20m, với chiều cao 3 tầng đã cho kết quả rất tốt (hình 58).
Độ cao của tường ít nhất 5,5-6m, giống như tường nhà chim C.linchi, căn nhà chim càng cao càng tốt. Nhà có độ cao sẽ tiện cho việc chia thành tầng và phòng, giúp điều hòa không khí, giữ được nhiệt độ và độ ẩm trong nhà. Ngoài ra, nếu nhà yến xây nhiều tầng và ở các vùng sinh thái khác nhau, thì độ cao tường mỗi tầng có thể khác nhau, biến động từ 3-4m. Vùng nóng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 270c thì độ cao tối thiểu là 3m, cao nhất là 4,5m; vùng lạnh, độ cao của phòng có thể thấp hơn, thấp nhất là 2m, có thể cao đến 3m (hình 32).
Độ dày tường và vật liệu xây tường: Vữa xây tường là cát, vôi và xi măng. Các thu71` này được trộng theo tỷ lệ 3:2:1 (hình 18- sơ đồ nhà yến). Tường bê tông dày 20-25cm, dày hơn càng tốt. Trong các vùng nóng để giảm nhiệt độ của nhà chim có thể xây gạch 2 lớp, ở giữa 2 lớp gạch cách nhau một khoảng không 5cm, điều này sẽ tạo ra một lớp đệm không khí giúp giảm nhiệt độ (hoặc cách nhiệt bằng mút xốp). Mặt ngoài và trong của tường phải phủ một lớp vữa, nhất là mặt ngoài phải phủ xi măng làm cho trơn láng để tránh các con vật khác (như chuột, mèo, kiến…) vào nhà chim, mặt trong có thể chỉ trát vữa.
Mái và nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Mái lợp ngói (hình 19, 26, 51) cũng có thể lợp bằng các vật liệu khác như tôn lạnh màu xanh lá cây (hình 23,27,29) độ dốc mái 30-45 độ; ở vùng nóng góc nghiêng mái lớn, tối thiểu 45 độ, để hấp thu nhiệt tốt hơn; ở vùng lạnh thì góc nghiêng mái nhỏ hơn chỉ 30 độ.
Ở những nơi nóng quá người ta có thể lợp mái cách xa trần nhà khoảng 0,5-0,8m để gió lùa bớt hơi nóng, tuy nhiên cần phải có cách chống mưa và thoát nước.
Với các trần nhà lợp kín, để chống nóng trên trần nhà (plafon) theo kiểu bình dân người ta trải một lớp trấu khoảng 20cm. Phủ trên lớp trấu là lớp vỏ sò, hến khô đã được làm nhỏ, dầy khoảng 2cm.
Cũng có nhiều nhà yến không lợp mái, trần phẳng, đổ bê tông, trên trần làm hệ thống chống nóng bằng gạch, và có lót vật liệu chịu nóng (xốp chịu nóng). Một số nhà yến kiểu này người ta còn xây thêm một bể nước rộng thấp trên trần.
1.2.2. Cửa ra vào và nền nhà
Cửa cho người: chỉ xây 1 cửa, tốt nhất sau khi đi vào cần qua 1 phòng nhỏ, rồi mới đến cửa cho người đi vào phòng chim.
Cửa ra vào của chim phải tạo như một cái hang có thể sơn màu đen cho tối (hình 25). Từ phía ngoài quan sát cửa ra vào của các ngôi nhà yến cũ tại Việt Nam ta cũng thấy ở đấy là một khoảng tối rõ rệt so với tường xung quanh (hình 24). Khi xây nhà yến mới để giảm ánh sáng người ta có thể làm thêm một ống bọc kéo dài ở cửa hoặc mái che, làm sao cường độ ánh sáng trong phòng nhỏ hơn 2 lux (hình 34).
Kích thước cửa ra vào cho chim có quan hệ với thời gian chờ đợi để chim vào làm tổ, số lượng yến trong nhà, luồng gió, ánh sáng và sự an toàn. Cửa phải đặt ở phía trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Kích thước lỗ cửa nhỏ nhất là 30 x 20cm ( rộng x cao) và lớn nhất là 45 x 30cm. Tuy nhiên rộng hơn càng tốt, vì điều ấy có thể hấp dẫn chim vào nhà yến. Các loại lỗ rộng áp dụng cho nhà có kích thước lớn, số lượng chim đông, để nhiều chim có thể bay vào cùng một lúc và ở các nơi an toàn không sợ trộm. Kích thước lỗ cửa có thể là 80 x 40cm, 100 x 20cm. Với loại lỗ cửa rộng này có vách ngăn phòng giả, cách cửa 50cm để giảm ánh sáng (hình 31). Để chống trộm có thể giảm chiều cao lỗ cửa xuống 15-20cm. Nếu lỗ ra vào rộng quá thì căn phòng sẽ bị sáng, không thích hợp với chim.

Số lượng cửa: Nếu nhà có lỗ thông tầng, có kích thước nhỏ 4 x 16m và sân lượn nhỏ thì có thể bố trí 2 lỗ cửa ra vào gần sát mép góc tường, cách tường khoảng 40cm. Khoảng cách giữa lỗ ra vào với trần nhà là 40cm. Với nhà có kích thước rộng 8 x 16-20m hoặc 10 x 20m, với sân lượn lớn thì chỉ cần 1-2 lỗ ra vào, lỗ này đặt ở trên và giữa tường (hình 20, 26, 31). Từ nền có các ống nước đi lên theo vách tường 1,5m. Khi cần ta mở vòi, nước sẽ rỉ theo mặt tường làm cho căn nhà có độ ẩm nhu mong muốn. Cần có rãnh dọc theo tường để khỏi hỏng sàn nhà và lỗ thoát nước khi làm vệ sinh. Ta có thể lắp các ống nhựa với nhiều vòi phun ẩm, hoặc máy phung sương lắp theo tường. Những vòi nước này rất quan trọng trong mùa nắng. Trong trường hợp có bể nước cạn (bể cao độ 30cm) ở giữa phòng, ta có thể lắp thêm hệ thống bơm nhỏ để nước lên, đi qua ống nhựa đục lỗ, rồi để nước chảy xuống các chồng gạch ở trong bể (giống loại bơm dùng trong bể cá).
Thời gian kết thúc xây nhà nên sắp xếp sao để công trình hoàn thành trước mùa sinh sản tối thiểu là 2 tháng, để mùi vôi vữa xi măng bay bớt và ngôi nhà trở nên cũ hơn. Mùa sinh sản là mùa chim tìm kiếm chỗ để làm tổ, thường là vào tháng 11-12. Ngoài ra, vào tháng 8-9, người sản xuất tổ yến hang động thường tiến hành cho chim tự ấp nở và nuôi con (dưỡng chim), lúc này một số chim con ra ràng không quay được về nhà, nếu đã có 1 ngôi nhà thích hợp thì cơ hội chim vào nhà là rất cao.
1.2.3. Phòng của chim
Độ cao mỗi tầng nhà chim ít nhất 2m (ở các vùng lạnh), thí dụ căn nhà có độ cao 7,5m thì chia làm 3 tầng, mỗi tầng lại chia thành các phòng. Tuy nhiên cần chú ý là có khoảng thông tầng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên.
Số tầng: tùy thuộc vào điều kiện của chủ đầu tư, tối thiểu là 2 tầng (hình 18, 19b) và cơ hội thành công rất cao khi phía trên có thêm 1 phòng để chim bay lượn (diện tích bằng ½). Nhiều nhà yến của các nước Malaysia, Thái lan còn xây dựng 5 tầng (hình 20, 21). Nhà yến 1 tầng ít có cơ hội thành công hơn bởi nó quá thấp, không thuận tiện về đường bay của chim; nhiệt độ, ẩm độ khó điều chỉnh; ít điều kiện để chim lựa chọn một chỗ thích hợp nhất cho nó. Trong trường hợp xây n hà 1 tầng thì độ cao nhà phải cao, xung quanh khu vực đó có nhiều nhà yến và lúc chim vào nhà cần có các đường luồng để chim bay lượn nhiều vòng.
Số phòng: Nếu không đặt phòng dạo chờ ở phía trên, vẫn cần thiết kế 1 phòng dạo cùng tần với phòng nghỉ. Vì khi chim đi vào nhà, chim thích bay lượn một lúc trong phòng dạo trước khi vào phòng nghỉ qua 1 cửa.
Ngôi nhà chia thành nhiều căn phòng tối thiểu 4 x 4m (cao 3-4m) nếu do điều kiện phòng hẹp hơn chút ít thì chiều cao phải tăng lên, và thậm chí có thể bỏ vách ngăn giữa 2 phòng liền kề làm cho gian phòng có diện tích 4-5 x 8 hoặc 5 x 5, hoặc 8 x 8m. Trong trường hợp các phòng hơi rộng 5-6 x 8m thì ta cần có thêm vách ngăn phòng giả, nghĩa là cứ 4m chiều dài của phòng lại lắp 1 xà gỗ từ trên trần xuống có chiều rộng 40cm (hình 31) thay vì 20cm để chắn bớt gió, ánh sáng và chim cảm thấy an toàn.
Giữa các phòng nhỏ có cửa thông với nhau (hình 18). Kích thước và kiểu dáng cửa giữa các phòng có thể khác nhau, lý tưởng là 20 x 20cm; nếu là cửa chữ nhật thì 20 x 35cm; nếu cửa hình tròn thì đường kính là 20cm. Nếu phòng nhỏ 4 x 4m thì có 2 lỗ liên thông 2 bên, nếu phòng 4 x 8m thì có thể chỉ 1 lỗ liên thông phòng ở chính giữa.
Lỗ thông tầng
Trong các nhà có nhiều tầng thì bao giờ cũng có 1 khoảng trống thông tầng thẳng từ trên xuống, khu vực này không có sàn nhà, để có thể chim bay lượn tự do giữa các tầng (rộng ít nhất là 2,2-2,5m) một cách dễ dàng như trong khe sâu của hang đá. Với các nhà rộng, người ta thường để đường thông tầng hình chữ T, hoặc hình chữ L (hình 18, 58a). Với các nhà có bề ngang hẹp thì khe lượn có thể là ô cầu thang (3-4) x 4m, phía trên cầu thang là chuồng cu (cái tum), ở đó có cửa ra vào của chim, hoặc đặt lỗ thông tầng rộng 4x4m ở gian cuối cùng, sau khi chim bay qua nhiều gian nhà chim sẽ bay xuống lỗ thông tầng xuống tầng dưới và bay ngược trở lại các gian khác (hình 58).
Phòng chim lắp xà gỗ
Người ta gắn thêm các xà gỗ trên trần nhà để chim bám và tăng diện tích làm tổ. Xà gỗ được gắn trực tiếp vào trần bê tông là tốt nhất nhưng cũng có thể gắn trên xà gỗ hoặc thậm chi trên trần bằng vật liệu kẽm lót trần. kích thước các ván tổ này có bề dày 1,5-2cm và bề rộng từ 15-20cm, tùy điều kiện khí hậu của từng nơi, vùng nóng dùng bề rộng 15cm, dày 1,5cm, vùng lạnh 29cm, dày 2cm. Bề rộng quá nhỏ, nhỏ hơn 10cm, thì năng suất thấp (có thể phòng nhiều gió và ánh sáng hơn, và chim chỉ làm 1 lớp tổ…), tổ bẩn, chứa nhiều lông và gây khó khăn cho chim bám và làm tổ. Để cho tổ có hình dáng đẹp và tăng chỗ làm tổ người ta đã áp dụng thêm một số kỹ thuật khác, một trong các biện pháp đó là tại các góc xà gỗ lắp thêm các tấm chắn góc, các tấm chắn này được tẩm các chất mùi hấp dẫn chim (hình 40).
Vì chim thường làm tổ bám trên các mặt cắt ngang đường bay nên xà gỗ được lắp thành luồng ngang, xếp cắt ngang đường chim bay qua cửa; hoặc bằng các xà gỗ kẻ ô khuôn, nghĩa là có thêm các xà dọc. Nếu xà gỗ sắp theo luồng kẻ ngang thì phải cách nhau 30cm còn theo các ô khuôn hình chữ nhật thì kích thước là 30-40cm x 100cm. Tầng gỗ phải chắc chắn không lung lay, vì đó là nơi chim làm tổ. Cần nghiên cứu kỹ các kiểu dựng xà gỗ trong nhà chim (hình 35, 36, 37, 38), để chọn ra 1 phương án tốt.
Năng suất tổ tính theo mét vuông phụ thuộc khá rõ vào cách lắp xà gỗ: Theo kiểu ô khuôn 30 x 100cm đạt 20 - 40 tổ/ m2, kiểu ván luồng ngang 15 - 30 tổ, ván dọc 7-4 tổ, không có ván tổ 3-5 tổ. Kiểu ván tổ cũng có tác động đến thời gian chim vào làm tổ và chất lượng tổ.
Sản lượng tổ cao nhất ở các nhà yến lắp xà gỗ theo kiểu ô khuôn. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi kỹ thuật luôn đổi mới, giai đoạn đầu tùy vào điều kiện kinh tế có thể thiết kế khung gỗ tương đối thưa, sau đó sẽ chèn thêm các thanh gỗ khác.
Xà để chim làm tổ theo kiểu bê tông cũng cho kết quả không tồi (hình 39), nhà yến cũ tại Ninh Thuận là 1 thí dụ rõ nét.
Xà gỗ lắp kiểu ô khuôn 30 x 100cm
Tổ chim trên ván tổ.
Cần phải chọn gỗ tốt để làm các thanh gỗ trên nóc nhà, nhưng không được lưu lại mùi của gỗ mới, vì chim không thích ở nhà có mùi lạ. Trong nhiều tư liệu người ta sử dụng gỗ teach, là loại gỗ xốp nhẹ, dai bền, không mùi, màu trắng vì chim rất dễ dính bám vào loại gỗ này.
1.2.4. Sơn nhà và ánh sáng
Quét nhà bằng vôi trắng là tốt nhất, màu trắng đủ dịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng. Mặt trong nhà có thể chỉ tô trát tường mà không quét vôi. Tuy nhiên hiện nay qua thực tiễn xây dựng nhà yến, các nhà có màu xanh hoặc chuồng cu sơn xanh cũng có tác dụng tốt để dụ chim yến vào nhà (hình 23, 27).
Cường độ ánh sáng trong nhà yến: Trong tự nhiên chim rất thích sống ở chỗ tối nên khu vực chim làm tổ phải có ánh sáng gần như trong hang động. Vì vậy cửa ra vào của người bao giờ cũng đóng kín, cửa ra vào của chim chỉ 1-2 cửa tùy cách xây nhà và là nơi ánh sáng duy nhất lọt vào trong nhà. Vì cường độ ánh sáng mà chim yêu cầu là khoảng 0,2-0,6 lux, có thể trong phạm vi từ 0-2 lux (Nugrogo E., Whendrato I., 1994) nên sau khi ánh sáng lọt vào khuôn cửa ra vào, các phòng sau ánh sáng sẽ yếu dần (hình 34). Do lỗ cửa bố trí ở trên, gần vùng này ánh sáng sẽ mạnh hơn, chim sẽ tìm kiếm chỗ tối và làm tổ nhiều hơn ở tầng dưới cùng, đầu tiên là góc trái của phòng, điểm vòng cuối của đường bay vào nhà. Nếu nhà rất tối và rộng thì ban đầu chim sẽ làm tổ ở gần chỗ đặt loa. Tuy nhiên, trong tự nhiên cũng như trong nhà yến, có thể do điều kiện không cho phép đàn chim yến của Việt Nam cũng làm tổ ở những nơi khá sáng, như hang Tò Vò (Quảng Nam), khu vực chuồng cu của nhà yến Cần Giờ (hình 9).
1.2.5. Độ ẩm và nhiệt độ
Trong môi trường tư nhiên, nhiệt độ và độ ẩm của các hang có chim sinh sống có đặc trưng khá ổn định. Kết quả điều tra cơ bản hang có sản lượng cao nhất của tỉnh Khánh Hòa cho thấy, độ ẩm biến thiên từ 90-95%, nhiệt độ trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 biến thiên từ 26-270C. Đây chính là điều kiện lý tưởng để chim làm tổ, đẻ trứng, nuôi con. Điều kiện sinh thái vùng kiếm ăn của chim ở Việt Nam có một số đặc trưng nhất định, trên thực tế chim có thể kiếm ăn trong các ngày có nhiệt độ khá thấp (đã quan sát thấy nhiều đàn chim yến kiếm ăn trên cánh đồng lúa vùng Tam Kỳ vào buổi sáng tháng giêng lúc nhiệt độ chỉ 18-200C).
Trong nhà yến, người ta đã xây dựng được các thông số kỹ thuật phù hợp với môi trường để chim sinh sản phát triển. Theo Tim Penulis PS nhiệt độ trong nhà nuôi là 24-260C; ẩm độ là 80-95%.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của E. Nugroho là 27-290C (lý tưởng là 280C), ẩm độ 85-95%. Gần đây tại Malaysia người ta khuyến cáo nên khống chế nhiệt độ trong phạm vi 26-280C, ẩm độ 75-85%. Sự sai khác này có thể do kỹ thuật của từng vùng.
Để nuôi chim yến, chúng ta cần tìm hiểu thêm 1 số đặc trưng sinh lý sinh thái của phân loài chim yến sống tại Việt Nam, nhằm đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lý. Qua 1 số năm khảo cứu các nhà yến cũ có chim yến sinh sống và nhà chim mới đã thành công tại Việt Nam, hiện tại đang áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật: nhiệt độ 27-290C, ẩm độ 75-90%, ánh sáng 0,2-0,6 lux. Nếu nhà yến có ẩm độ quá thấp, các tổ được làm rồi cũng sẽ bị bong ra. Chính vì vậy chúng ta cần thiết kế sao cho ngôi nhà có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như chim ưa thích.
Để tạo được nhiệt độ và độ ẩm như trên, chúng ta cần thực hiện những việc cần thiết sau đây:
* Độ cao của căn nhà hợp lý.
* Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió, giúp đem lại hơi ẩm ướt trong không khí.
* Hướng cửa hợp lý và cần xem xét hướng chim bay đi về trong ngày.
Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối ta cần phải tính đến sự thông gió. Kiểu lỗ thông gió hiện nay rất đa dạng, có thể là ống thông gió hình chữ “ L” (hình 33), hình ống thẳng đặt xéo thấp hơn ở phía ngoài hoặc chừa các cửa sổ nhỏ trực tiếp khi xây nhà, theo kiểu so le giữa 2 lớp gạch. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ. Cũng có thể lắp 1 số quạt quay thông gió.
Số lượng ống thông gió vừa đủ, sao cho phù hợp với tình hình nhiệt độ và gió của vùng đó, có thể có đến 10 ống thông gió 1 phòng. Nếu các tầng không thông nhau thì cần có 2 hàng thông gió ở dưới và ở trên, hiện nay ngưởi ta hay làm nhà yến ít vách ngăn chia phòng hơn và có các khu vực kiên thông trong nhà nên thường mỗi tầng làm 1 hàng ống thông gió là đủ. Trong các nhà yến cũ thường có lam thông gió, lam thông gió nằm ở vị trí thấp hơn trần nhà 40-60cm, nghĩa là cần hơi gió làm mát dưới hệ thống xà gỗ khoảng 20-30cm.
Ngoài ra, cần chú ý thêm nhà yến có thể rất nóng nếu mái của “phòng chim vào” hấp thu nhiệt trong những ngày nóng thì nhiệt này sẽ lan tỏa xuống tầng 2 hoặc tầng 1 qua sự vận chuyển không khí trong ngôi nhà, làm cho môi trường trong nhà rất nóng và nóng nhiều hơn ở phía trên. Chim không thích sống trong môi trường như vậy, nó sẽ không làm tổ thậm chí sẽ rời đi chỗ khác. Có 1 cách khắc phục là lắp trên mái của phòng chim vào hoặc mái của nhà chim 1 cái quạt quay (hình 29), điều này sẽ giúp phân tán và tỏa nhiệt ra ngoài và làm cho nhiệt độ duy trì ở 26-280C.
Vỏ trấu và vỏ sò hến cũng giúp chống nóng từ mái nhà (kiểu bình dân). Lớp trấu trên trần nhà phải dày 20cm, nó giữ được nhiệt độ, độ ẩm, tránh được tiếng ồn từ ngoài vào và làm cho điều kiện trong nhà chim khá ổn định. Để tro trấu không vung vãi mà mất mát người ta phủ lên trên 1 lớp hạt vỏ sò hến đã làm nhỏ, dày khoảng 2cm. Nếu có những chỗ hư hỏng trên trần, trấu rơi vào tổ thỉ trứng sẽ không nở, chim mẹ sẽ quay ra và sẽ không quay lại nữa.

Điều chỉnh độ ẩm: có nhiều cách để điều chỉnh độ ẩm. Trong phòng chim đặt các chậu nước nhỏ, các bể nước cạn ở giữa phòng hoặc xây các ống nước theo tường từ nền lên cao 1,5m có rãnh thu gom nước chảy về 1 phía để tiện vệ sinh nhà yến. Ngay trong (phòng chim vào lượn) cũng nên xây 1 bể nước nhỏ. Sự phun tưới nước xung quanh nhà yến giúp hạ thấp nhiệt độ và tăng độ ẩm nhất là trong vùng nóng (hình 43, 44). Vòi phun sương gắn lên tường cũng là 1 biện pháp tăng độ ẩm trong nhà (chú ý chiều cao nước phun phải có khoảng cách nhất định so với đường chim bay và ván tổ). Ngoài ra, nếu dùng nước vòi thì hệ thống nước phun nên qua bể xử lý chlorin. Có người còn qua hệ lọc thô và than hoạt tính.
Một số nhà yến hiện đại đã sữ dụng thiết bị làm lạnh, và phun ẩm chuyên dụng. Bơm phun ẩm tự động cũng giải quyết thêm vấn đề không khí trong nhà yến, như không khí quá nóng, quá khô, quá ẩm ướt...điều này còn giúp chất lượng tổ yến tốt hơn.
Nhìn chung là phải tạo được 1 điều kiện vi khí hậu trong nhà chim thật tốt.
1.2.6. Hàng rào và khuôn viên xung quanh nhà
Tối ưu nhất là ngôi nhà nên xây trong 1 khuôn viên có đất xung quanh, để chim có 1 sân lượn nhất định. Kích thước sân lượn tối thiểu là 4 x 4m, sân lượn rộng hơn càng tốt.
Phía ngoài căn nhà hoặc phía ngoài sân nên xây tường bê tông hoặc hàng rào điện có tác dụng chắn gió chim có thể bay vòng đây đó và cảm thấy an toàn trước khi bay vào nhà (hình 33). Chim cũng thường bay vòng trong sân để giảm tốc độ bay và định rõ vị trí của lỗ ra vào. Xung quanh tường nhà chim cần làm 1 rãnh nước nỏ đề tránh kiến bò vào. Trước nhà có thể trồng thêm cây như chuối, sung, keo dậu...nhưng các cây cối này không được cao qua lỗ cửa để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào (hình 19, 20, 39). Tường rào cũng có tác dụng bảo vệ ngôi nhà.

2. Thiết bị hỗ trợ trong nhà yến và phương pháp dụ chim vào nhà yến
2.1. Thiết bị hỗ trợ nhà yến
Ván gỗ để chim làm tổ: Là loại gỗ mềm, xốp rỗ mặt nhưng có độ dai bền, cho phép móng sắc nhọn chủ chim bám dễ dàng, nước bọt dính dễ dàng, nhờ vậy tổ có hình dạng bình thường giống chén trà bổ đôi và không bị kéo dài. Các loại gỗ cứng, với các thớ sợi rắn, có mùi dầu, nhựa cây sơn, có sắc tố đậm, nhuộm màu, bị bào nhẵn...hoặc kém chất lượng như ẩm mốc, mụt nát đều không thích hợp. Có thể dùng loại gỗ chuyên dùng cho nhà yến có tên gọi là SWO2 hoặc một số loại gỗ có đặc tính nhẹ, không mùi, không cứng thích hợp để thay thế gỗ ngoại nhập và hiện nay đã dùng thành công tại Việt Nam.
Thiết bị phun nước, phun sương. Máy bơm nước PUW-2300 chuyên dùng cho nhà yến, giúp duy trì độ ẩm ổn định (75-85%), giảm nhiệt độ, hạn chế sự sinh trưởng của nấm mốc, và nhờ đó bảo đảm chất lượng tổ yến.
Nhiệt kế và ẩm kế: Để theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong nhà yến, có thể dùng ẩm kế tóc hoặc ẩm kế kỹ thuật số treo cách sàn 1,5m là thích hợp nhất.
Máy đo ánh sáng PML-06
Băng cassette, đĩa CD phát tiếng kêu gọi bầy đàn: có nhiều loại băng, khi mua cần chọn đúng loại băng tốt có hiệu ứng gọi chim vào nhà. Thường người ta phải thu tiếng gọi bầy đàn trong nhà yến đã sản xuất trên 5kg tổ yến, để chim cảm thấy trong nhà này đang có nhiều yến sinh sống, làm tổ, sinh sản. hiện nay trên thị trường có bán các đầu máy tự động phát tiếng chim trong đó đã được chương trình hoá. Rất nhiều loại khác nhau, lấy ví dụ, High-End Audio Swiftlet System HKBS – 13000 là đầu máy đang được sử dụng thành công trong nhiều nhà yến, giúp dụ yến từ các trại khác và từ đảo yến bay về.
Gương soi cần có để kiểm tra trứng. Đèn dầu tiện lợi cho người đi thu tổ và hoán đổi trứng. Tổ giả kích thích để chim làm tổ. Hộp đựng trứng
Dung dịch có mùi kích thích hấp dẫn chim yến
Bột rãi sàn nhà tạo mùi thân quen
Thuốc diệt các loài động vật (như chuột, gián, kiến, rận rệp...) gây hại cho yến như PCL-5 (Malaisia).
Hạt giống cây keo dậu
Các dung cụ khác: Dàn máy phát tiếng gọi đã được chương trình hóa, các kiểu loa giọng kim, các kiểu vòi phun tạo sương, cameras hồng ngoại để theo dõi yến, hệ thống máy kiểm tra an ninh, các loại thiết bị mới chuyên thiết kế cho nhà yến: thổi hơi lạnh ẩm vào phòng, phun sương mạnh ở bên ngoài...
Sách hướng dẫn kỹ thuật

2.2. Phương pháp dụ chim vào nhà
Chim yến sống thành bầy đàn trong thiên nhiên, cần lang thang và trà trộn với nhau để chúng có thể sinh sản một cách thành công. Không thể làm theo cách là bắt chin ở một nơi nào đó thả vào nhà yến là hy vọng một cách vô căn cứ là chim sẽ ở lại làm tổ. Thậm chí ngược lại, sau khi thả vào đó chim sẽ nhanh chóng bay mất, báo cho bầy biết sự nguy hiểm và sẽ không trở về nhà yến ấy nữa. Người ta chỉ có thể dụ chim yến bằng cách tạo ra những đặc điểm môi trường giống như tự nhiên để đàn yến có thể nhìn thấy, nghe thấy và hiểu được đó là nơi thích hợp để chúng có thể sống an toàn.
2.2.1. Dụ chim vào nhà bằng chim yến bụng trắng là phương pháp rất phổ biến tại Malaysia
Như trên đã đề cập, chim yến tổ trắng có thể sống lẫn lộn với 1 số loài yến khác như yến xiêm, yến bụng trắng sapi – C. Esculenta và yến sriti C. linchi. Người ta đã tỉm ra bí quyết nuôi chim yến bằng cách dựa vào loài chim “yến mồi” này. Trước khi dụ chim yến tổ trắng vào nhà thì bao giờ cũng chú trọng dụ chim mồi vào nhà trước đã. Vì người ta đã phát hiện thấy khi chim C. Linchi có thể bay vào nhà mới này thì chim yến cũng thường muốn vào trong các ngôi nhà đó, nhất là khi số lượng chim này tăng lên, và thải ra nhiều chất bẩn của nó.
Khi xây mới 1 ngôi nhà mà có chim yến bụng trắng C. linchi vào sống trong đó chứng tỏ ngôi nhà này phù hợp với đặc điểm sống và hoạt động của chim yến tổ trắng. Với bắt đầu là một cặp chim C. linchi bay vào, chúng ta cố gắng giữ gìn để chim tăng số lượng lên khoảng 50-100 cặp.
Sau khi yến tổ trắng và yến C. linchi cùng làm tổ trong ngôi nhà mới, ta giảm ánh sáng đi vào tòa nhà, để trong các phòng trở nên tối hơn. Vì yến tổ trắng thích làm tổ trong các căn phòng tối, còn yến C. linchi do không sống trong nhà quá tối chúng sẽ bay ra nhường ngôi nhà đó cho chim yến tổ trắng.
Chưa thấy tài liệu nào đề cập đến là ở Việt Nam có tồn tại loài yến bụng trắng C. linchi. Trong những năm 60 để phát triển nghề nuôi yến lấy tổ, Malaysia đã cho nhập giống chim này và đã thành công. Ở Thái Lan đã thành công trong việc dụ yến vào nhà không cần sự hỗ trợ của chim mồi.
2.2.2. Phun quét các mùi đặc trưng quen thuộc:
Chim yến có khứu giác rất nhậy, và nó chỉ làm tổ trong các vùng mà chúng ngửi thấy có quần đàn yến ở gần đấy. Do vậy các nhà yến sẽ được phun dung dịch có mùi thơm hữu cơ để chúng ngửi thầy giống như mùi của cơ thể chim yến mà không phải là chất hóa học có thể làm hại chúng hoặc làm ô nhiễm tổ của chúng khi chúng xây dựng tổ. Nếu có phun quét mùi này cùng với tiếng chim gọi trong mùa giao phối thì sẽ khuyến khích chúng chấp nhận ngôi nhà đó như là ngôi nhà mới của mình để làm tổ sinh sản.
Chim yến không thích các ngôi nhà mới có mùi xi măng, nên để dụ chim vào nhà , xà gỗ là gỗ cũ được phun nước có mùi rửa tổ chim hoặc để làm gỗ không có mùi gỗ mới người ta quét thêm chất chuyên dùng nhập từ nước ngoài (dung dịch LNP-25, Malaysia), hoặc là lắp thêm một số thanh gỗ cũ từng được chim yến khác bám làm tổ. Ngoài ra có thể phun dọc tường bê tông các chất đặc biệt hấp dẫn chim (dung dịch P.W. của Indonesia; MSC-87 của Malaysia), đồng thời cũng để khử mùi xi măng và vôi là mùi không thích hợp với chim yến. Phải phung cách gỗ khoảng 1 m và không phun vào ván gỗ. Hoặc có tư liệu giới thiệu là trộn lẫn trong nước quét tường với nước có hột vịt lộn để tạo mùi tanh.
Hiện tại một số nơi ở nước ngoài còn bán các tấm gỗ kích thước nhỏ có tẩm hormone, đủ lắp vào góc của hệ thống khuôn gỗ (hình 40, tấm gỗ HPN-22), tấm gỗ này bôi quét hoặc tiêm tẩm mùi thơm hấp dẫn trong mùa sinh sản giao phối của chim yến. Chim thích những tấm gỗ đã chuẩn bị sẳn này, sẽ đậu lại trên đó với thời gian dài hơn để thích thú với tiếng gọi bạn tình phát ra từ loa được gắn gần sát tấm gỗ. Có một số con cảm thấy an toàn khi chúng đậu lên tấm gỗ HNP-22, chúng sẽ bay ra, gọi bạn tình đến và quần đàn yến đấy để làm tổ.
Sàn nhà có thể rải 1 ít phân chim, chú ý khi nhà bẩn đừng rửa. Tuy nhiên ở những nhà đã có đông chim ở thì phải thường xuyên dọn phân chim vì nếu không căn phòng sẽ quá nóng do sự tỏa nhiệt trong quá trình phân hủy chất thải và tăng nồng độ NH3, CO2...
2.2.3. Dụ chim bằng tiếng gọi bầy đàn:
Có 1 phương pháp khác thường đượcdùng để dụ chim yến vào nhà mới, đã được đề cấp trong nhiều tài kiệu, đó là sử dụng 1 băng cassette hoặc đĩa CD có tiếng gọi của chim yến hoặc chim linchi. Băng cassette có tiếng gọi bầy đàn này có thể mua ở các công ty chuyên bán thiết bị cho nhà yến. Khi nghe giọng chim yến gọi bạn tình nhiều lần từ băng phát ra, những con chim yến chẳng may bay qua gần đấy sẽ bay nhanh đến ngôi nhà có tiếng gọi của bạn. Đi tìm nơi phát ra tiếng gọi của, chúng sẽ bay dần vào trong nhà. Khi đã bay vào nhà rồi chim nhận thấy điều kiện sống phù hợp với chúng, do đó chim gọi nhau đến tiếp mỗi ngày, số lượng đàn chim nhiều hơn và dần dần sẽ làm tổ ở đây. Thường người ta bật băng có tiếng gọi bạn vào lúc 7h-12h trưa và 16h- 18h, lúc mà chim vừa kiếm ăn về; cũng có thể mở liên tục từ 7h-19h.
Hiện nay các băng cassette này có nhiều loại: gọi chim vào nhà, dụ chim ở lại, tiếng kêu của chim mẹ Và chim con, tăng quần đàn, tiếng đàn yến gọi n hau ở ngoài trời, tiếng gọi bạn khi động dục giao phối trong mùa sinh sản, tiếng của chim yến bụng trắng.v.v... Tùy theo điều kiện của chủ đầu tư để lựa chọn. Tại thị trường Malaysia hiện có trên 1000 kiểu đĩa CDS về tiếng gọi chim yến, trong đó chỉ có một số lượng ít là có hiệu quả dụ chim. Vì vậy người mua phải biết chọn lựa cho đúng. Nguồn gốc băng đĩa phải rõ ràng và chọn chính xác tiếng yến gọi bạn ghép đôi giao phối (trên băng có ghi rõ: swiftlet mating sounds, reproduction souds) hoặc tiếng chim mẹ chim con, đây là yếu tố quan tro5ngtrong việc dụ được chim vào nhà và ở lại trong đó. Tại đây cũng có 1 dự án chuyên nghiên cứu tiếng gọi của chim yến (www.jphpk.gov.my). Tỷ lệ thành công của các nhà yến rất khác nhau khi ta dùng các băng gọi chất lượng thấp và cao.
Hiện nay các loại máy phát tiếng chim theo dạng chương trình hóa đã khá phổ biến ở Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Có loại máy thông dụng cho những người mới bắt đầu nuôi yến gồm 1 máy DVD player và một máy tăng âm, qua hệ thống này tiếng chim trong sáng rõ ràng và chính xác. Hệ thống máy này 1 nối với loa và 1 bộ phận định giờ. Cũng có loại dùng cho những nhà yến hiện đại, không cần DVD, VCD hay CD mà qua hệ thống MP3, memory card... ( kiểu HKSD-3500, 3800; HKBS-SV1000, loại biến điệu 2-3 tần số với 3 đĩa compact...) khá tiết kiệm, gần giống tiếng chim tự nhiên có thể chạy ổn định 24 giờ, liên tục 7 ngày. Thậm chí có những loại máy có thể phát ra tiếng chim hấp dẫn chim yến từ những nơi rất xa vùng có đông chim qua lại. Mặc dù cùng một nguồn tiếng chim kêu nhưng tỷ lệ thành công của nhà yến cũng sẽ rất khác nhau khi dùng hệ thống phát âm thanh chất lượng thấp và cao ở trong nhà yến. Các nghiên cứu khoa học cho thấy khi mà xung quanh rất nhiều nhà yến thì khả năng và chất lượng hệ thống phát tiếng gọi chim yến đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của nhà yến.
Loa phát tiếng gọi bầy đàn đặt trên đỉnh mái nhà gần cửa ra vào là loa giọng kim ( tweetet) loại có thể nghe với khoảng cách xa để dụ chim từ xa bay lại gần; đặt hướng lên bầu trời với góc nghiêng tối thiểu 60 độ so với mặt bằng. Ở cửa ra vào thường có 2 loa đặt hai bên và 1 loa đặt trong phòng lượn gắn ở phía giữa và đối diện với lỗ cửa. Ngoài ra có thêm nhiều loa khác đặt ở sau phòng lượn để xây dựng đường chim bay mới hoặc đã có sẵn, vào sâu hơn trong các phòng tầng 1 tầng 2 đến nơi chim làm tổ. Ở đây đều là các loa giọng kim tần số trung có điều biến. Ban đầu nhiều chim yến sẽ vào làm tổ cạnh các loa nhỏ.
Các tư liệu gần đây cho thấy: 50% sự thành công của nhà yến là nhờ sử dụng hệ thống âm thanh chim yến tốt ( hệ thống âm thanh này cao về cuối), cộng thêm với việc đặt loa giọng kim đúng chỗ, 50% là từ thiết kế nhà yến đúng và thích hợp.
Tiếng loa gọi chim trong thành phố cũng gây nên tiếng ồn, và chính quyền ở Malaysia đã phải ra quy định giảm tiếng kêu gọi bầy đàn xuống. Mức quy định là không quá 40 decibels, đo cách 6m từ tường nhà nuôi chim. Nếu chỉ có ít nhà chim trong thành phố thì chưa phát sinh vấn đề.
2.2.4. Gắn một số tổ giả lên ván tổ hoặc tường để chim đu bám và kích thích chim làm tổ
Tổ giả kích thích này có thể là tổ nhựa có lót loại vải như khăn mặt bông hoặc chính là tổ cỏ của yến bụng trắng. Tổ giả có tác dụng giúp các con chim khó làm tổ và giúp chim trẻ tập xây tổ, chúng thường làm lên trên lớp vải bông một lớp mỏng nước bọt đông cứng và sau đó là đẻ ngay. Trong nhiều nhà mới ở miền Trung, chúng tôi phát hiện thấy ban đầu đều là các chim trẻ vào làm tổ trên các lớp vải bông; tiếp đến là tổ chim tự xây một cách hoàn chỉnh. Đa số tổ mới làm trong các nhà này đều theo kiểu như vậy.
Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ giả thay thế một phần tổ thật, để chim ấp trứng và nuôi con trong tổ giả với mục tiêu tăng sản lượng.
2.2.5. Phun sương
Chim yến rất thích mưa phùn, “mùa xuân chim yến về” vì mùa xuân hay có mưa phùn. Chim nhìn thấy các giọt sương nước bay bay như những đám côn trùng. Vì vậy người ta lắp các vòi phun nước vừa làm mát ngôi nhà vừ kích thích chim. Thiết bị phun sương cần gắn với một máy bơm và có thển qua hệ thống lọc. thiết bị phun sương có nhiều loại, nếu để hấp dẫn chim bay xung quanh gần ngôi nhà và bay vào nhà thì cần lắp trên mái nhà gần với lỗ ra vào của chim. Nếu chim bay cao quá muốn kéo chim bay xuống thấp và kích thích chim bay gần sát ngôi nhà yến thì cần đặt trong sân một vòi phun, cách mặt tiền nhà khoảng 4-6m phía trước lỗ ra vào, nhưng mức cao của nước phun không vượt quá cửa ra vào (hình 43, 44). Trong phòng chim cũng lắp thêm một số vòi phun sương khác để tăng độ ẩm và kích thích chim.
2.2.6. Liệu pháp thức ăn
Để kích thích chim về nhiều, xung quanh nhà yến nên trồng một số cây mà yến ưa thích, như cây keo dậu (táo nhơn – Leucaena glauca), sung, chuối...vì chim có khuynh hướng tìm côn trùng xung quanh các cây này. Có thể tạo ra các cây, trái thối rữa và một số biện pháp nhất định để côn trùng phát triển mà không gây hại đến môi trường.
2.2.7. Xây dựng môi trường nhà yến đạt chuẩn
Xây dựng môi trường nhà yến đạt chuẩn về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, về khoảng không gian cho đường chim bay, về lưu thông khí và áp suất không khí trong nhà yến...để khi chim bay vào nhà rồi thì cảm thấy thích hợp, thân quen, chim sẽ chấp nhận nhà đó như ngôi nhà mới của nó và sẽ làm tổ tại đây.
Ngoài ra cần chú ý thêm xung quanh nhà yến cần giữ sạch sẽ, đậy kín các thùng rác, nhặt sạch các túi nilong. Cần có đèn thắp sáng bên ngoài. Không được làm bắn nước tung tóe trên sàn nhà. Có lịch làm vệ sinh phân yến để không ô nhiễm và gây nên mùi hôi quá trong nhà yến.

3. Biện pháp kỹ thuật tăng quần đàn yến
Trong công nghiệp nuôi chim yến, cần thiết phải chuẩn bị sẵn sàng một lượng trứng yến để ấp nở trong tổ của chim mồi ( còn gọi là phương pháp ký tổ) hoặc ấp trứng nhân tạo bằng máy. Các chủ nuôi chim yến có thể cung cấp trứng yến. Trong tự nhiên người ta thu hoạch tổ 2-3 lần, thường thường sau khi chim đẻ lần 1 ta lấy trứng đi thì chim sẽ đẻ tiếp lần 2, lứa trứng loại bỏ này cần phải được thu thập lại để góp phần tăng đàn quần yến. Phải lấy trứng sau khi chim đã đẻ 2 quả và tiếp đến là thu hoạch tổ yến.
Hai loài chim yến hàng và C. linchi hay ở gần nhau, có nhiều điểm giống nhau về chủng loại thức ăn, hệ thống sinh thái, sinh học nhân giống, đặc điểm cư trú... Vì những đặc điểm giống nhau như vậy, người ta đã nghĩ đến việc có thể cho trứng chim yến hàng nở trong tổ chim C. linchi, nhờ chim này chăm sóc một thời gian, sau đó cẩn thận đem nó ra nuôi, có cách cho ăn để chim lớn lên trở thành yến con và yến trưởng thành.
Một phương pháp khác là cho trứng nở và nuôi chim con một thời gian trong máy ấp trứng. Sau khi nở, chim yến đủ lớn và biết bay, chuyển chúng đến tòa nhà của chim yến, nhập vào đàn yến đã có sẵn trong ngôi nhà này để chúng bay đi bay về theo đàn cũ. Ở Indonesia còn sử dụng công đoạn ấp trứng bằng máy sau đó đưa chim con vào nhờ chim khác nuôi hộ (phương pháp Cross-fostering of young). Bằng cách này người ta thu hoạch đượn nhiều tổ hơn.

3.1. Ấp trứng yến trong tổ chim mồi
Để trứng yến nở trong tổ chim mồi thì cần phải có đủ số lượng tổ chim này (hình 50, 51, 52) và việc đầu tiên là phải thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến. Ta sẽ thực hiện điều này khi đến mùa đẻ trứng của chim mồi C. esculenta / linchi. Tuy nhiê, khi thu trứng để nhờ chim mồi ấp nở, cần phải hiểu đặc điểm của trứng, không làm lẫn lộn trứng yến với trứng chim mồi, bởi vì 2 loại trứng này rất giống nhau. Nhìn chung, trứng chim yến màu trắng hoặc hơi đổi sang xanh lơ, còn trứng chim C. esculenta / linchi trắng, có những đốm đen tối, giống như trứng chim cút. Trứng được xếp váo các hộp đựng trứng (hình 42), lấy theo cặp, hoán đổi theo cặp trứng và giai đoạn phát triển phôi gần nhau.
Để đáng giá chất lượng trứng, có thể thực hiện bằng phương pháp soi trứng. hộp soi trứng bằng bìa các tông hoặc giấy cứng, và dùng tia sáng chiếu qua trứng. Trong khi chiếu ánh sáng xuyên qua trứng, cần chú ý đến tình trạng của buồng khí và của lòng đỏ. Tốt nhất không có đốm máu. Trứng tốt thì buồng khí tương đối nhỏ, ổn định và không bị xê dịch chỗ lúc soi trứng. Sau khi mang ra chọn và xác định là trứng tốt, đưa trứng vào ấp trong tổ của chim sriti (C.linchi).
Các trứng đủ tiêu chuẩn:
Có kích thước bình thường, loại bỏ trứng cỡ to quá hay nhỏ quá.
Chọn trứng tốt, không vỡ và loại bỏ trứng chất lượng tồi, như dính bẩn, dính nước hoặc dầu mở. Các trứng bẩn thường không nở.
Để đạt được tiêu chuẩn đó khi lấy trứng, cần đưa ra rất cẩn thận và có phương pháp. Không đoực cầm trực tiếp mà dùng cái muỗng nhựa hoặc giấy lau (tissue). Cần tránh làm vỡ trứng và dính bẩn vào nó, vì điều này có thể làm cho chim mồi không muốn ấp nữa. Cố gắng để khi làm không gây nhiều rung lắc và va chạm.
Cần thay thế trứng vào ban ngày, khi chim mồi bay ra khỏi nhà để kiếm ăn. Nhờ chim mồi ấp trứng chim yến hàng ta sẽ nhận được hàng loạt chim yến con, chim sẽ thực hiện sự tập bay và dần bay ra kiếm mồi.
Bước tiếp theo là sắp xếp nhà chim mồi trở thành nhà của yến tổ trắng. Thời gian chim mồi ở lại trong nhà khoảng 30-40 ngày. Muốn chim mồi rời khỏi nhà thì các cửa nào không cần thiết sẽ được đóng lại để cho phòng trở thành tối hơn và sau đó xáo trộn chim mồi, vì chim này thích ở chỗ sáng chim sẽ bay ra khỏi ngôi nhà. Do các điều kiện vi khí hậu trong nhà đã phù hợp với yến tổ trắng nên chúng sẽ ở lại trong ngôi nhà đó. Lúc này cần cố gắng ít đến gần yến con, vì ta có thể làm nó bay ra khỏi tổ.
Loài yến bụng trắng (C. esculenta / linchi) có tồn tại ở Việt Nam hay không, chưa thấy có tài liệu nào đề cập. Tuy vậy, trước đây tại Việt Nam cũng đã có một nghiên cứu sử dụng tổ chim yến cằm trắng Apusaffinis (House Swift) – là một loài yến khá phổ biến ở Việt Nam, để ấp trứng chim yến hàng (Hồ Thế Ân và CS,.1999). Loài chim yến cằm trắng cũng có vệt trắng ở hông nhưng nhỏ hơn yến hông trắng Apusaffinis, và đuôi hình vuông khi xòe ra, phân bố ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ; sống tập đoàn, định cư, thường làm tổ dưới các mái nhà ngói trong thành phố. Thí nghiệm này đã thay thế 378 trứng chim yến hàng vào tổ của chim yến cằm trắng, kết quả có 22% trứng nở, 44,7% trứng không nở, và 31% trứng bị hất ra. Một thí nghiệm khác cũng đã tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thu được 37,5% trứng nở, chim con sống được 30 ngày tuổi, sau đó đến 49 ngày tuổi chim yếu và chết dần. Tỷ lệ nở của chim thấp có thể được giải thích từ mùa vụ sinh sản của hai loài này có những chênh lệch nhất định, vì phải chăng như các tác giả đã điều tra, chim yến hàng đẻ trứng từ cuối tháng 3 đến tháng 5, trong khi đó chim yến cằm có giá trị cực đại của tuyến sinh dục vào tháng 3 và giảm xuống dần vào tháng 5. Có thể nên tiếp tục nghiên cứu loài yến cằm trắng này để nuôi chim con trong thời gian đầu, vượt qua giai đoạn có tỷ lệ chết khá cao ở 10-20 ngày tuổi hoặc du nhập chim mồi.

3.2. Ấp trứng bằng máy
Vấn đề ấp nhân tạo và nuôi sống chim con vẫn là một trong những đề tài đang được quan tâm tại Indonesia và Malaysia (Institut Teknologi Sepuluh Nopember và Central Research Institute for Animal Science – Indonesia; Cơ quan về Động Vật Hoang Dã và Vườn Quốc gia Malaysia-Perhilitan). Yếu tố nhiệt độ trong quá trình ấp được nghiên cứu kỹ hơn và đặc biệt là nâng cao tỷ lệ sống của chim con. Ngoài ra người ta cũng quan tâm so sánh hiệu quả của các phương pháp ấp nở khác nhau, nhằm tìm ra một giải pháp chung vừa tăng được quần đàn yến vừa tăng được sản lượng tổ yến (Woro Busono, 2006). Thí nghiệm này cho thấy trứng được chim yến bố mẹ ấp trong tổ của chúng cho tỷ lệ nở 100%, nhưng năng suất thu tổ thấp; ấp trong tổ giả bằng nhựa thì 56% trứng bị chim hất đi và tỷ lệ nở đạt 85%; còn dùng yến bụng trắng ấp trứng yến trong tổ cỏ cũng có 30% trứng bị hất và tỷ lệ nở chỉ 55%. Ấp trứng bằng máy cho tỷ lệ cao đến 90% nhưng công lao động để đút cho chim con cần được tính vào giá thành. Phương pháp ấp trứng trong tổ giả và ấp bằng máy được ứng dụng trong trường hợp người ta thu hoạch tổ ngay sau khi chim đẻ trứng (www.goldennest.com).
Ấp nuôi nhân tạo giải quyết mục tiêu tận dụng được loạt trứng bỏ đi trong một số lần thu hoạch tổ, và quan trọng hơn là giúp tăng nhanh đàn, bằng cách sau khi chim con đã biết bay ta đưa chúng thả trong nhà yến để chim bay ra và trở về theo đàn chim cũ.
Ấp nuôi nhân tạo bao gồm nhiều công đoạn kỹ thuật: thu thập trứng, vận chuyển trứng, bảo quản trứng, chọn trứng, kỹ thuật ấp, kỹ thuật nuôi chim con, vấn đề thức ăn, kỹ thuật cho chim tập bay, và lựa chọn phương pháp hiệu quả để chim trở về ngôi nhà cũ. Mỗi công đoạn đều có quan hệ với kết quả và sự thành bại của công nghệ.
3.2.1. Nguồn trứng
Trứng có thể nhận được từ các đợt thu hoạch tổ (phương pháp bỏ trứng lấy tổ) ngoài tự nhiên, có thể từ các nhà nuôi chim khi nhà nuôi đó đã lâu năm có năng suất cao và đàn chim đông đúc, hoặc nhập trứng từ nước ngoài (giá 1 cặp trứng yến là 60000 Rp - 7 USD- http://indonesianow.blogspot.com). Cần quy định một số kỹ thuật thu trứng nhận trứng như: trứng thu hoạch phải được chuyển nhanh vào hộp giữ trứng và đưa về nhà ấp ngay trong thời gian ngắn nhất; nếu làm chi tiết thì từng cặp trứng ở mỗi tỗ sẽ được để riêng; bố trí người tiếp nhận trứng về phòng ấp đúng tiêu chuẩn, bất kỳ giờ nào, và ghi lại hồ sơ lý lịch đầy đủ.
Trứng yến có kích thước 2,014 x 1,353 cm, trọng lượng khoảng 1,97g, vỏ mỏng dễ vỡ nên phải thận trọng trong quá trình thu trứng, phân loại, bảo quản, vận chuyển, để tránh mồ hôi tay và các chất bẩn dính vào trứng, không được dùng tay bốc trực tiếp, mà phải dùng giấy mỏng hoặc đeo găng tay.
3.2.2. Vận chuyển trứng
Sau khi thu trứng, xếp trứng vào trong các hộp đủ tiêu chuẩn: có độ thông thoáng, ẩm độ 70-80%, nhiệt độ mát với các trứng còn non. Cần khử trùng hộp vận chuyển, tấm mút giữ trứng trước khi sử dụng.
Trứng được xếp tấm mút với đầu nhỏ xuống dưới, đầu to có buồng khí được đặt lên trên. Nếu xếp khác đi tỷ lệ ấp nở sẽ thấp có khi chỉ đạt 10-30%. Loại bỏ các trứng có hình dạng khác thường hoặc dị dạng ở vỏ trứng.
Thời gian vận chuyển cần được tính toán và lưu giữ số liệu cẩn thận, nếu đi khoảng cách gần thì cần chọn loại trứng mới đẻ hoặc đẻ chưa lâu, đi khoảng cách xa cần chọn loại trứng đã ấp một thời gian- trứng già hơn.
3.2.3. Bảo quản trứng
Cũng là khâu quan trọng trong quy trình ấp nở trứng, có quan hệ với tỷ lệ nở và chất lượng chim con sau này. Bảo quản trứng thực hiện trong trường hợp số trứng đó chưa kịp đưa vào phòng ấp hoặc các máy ấp và buộc phải giữ lại một thời gian. Sự bảo quản trứng thường được thực hiện với các trứng chim chưa ấp.
Theo nguyên tắc chung, mầm phôi của trứng mới đẻ sẽ phát triển 24 giờ sau khi đẻ và ngừng phát triển ở dưới 240C, vậy nên cần được làm mát trong vòng 6 giờ sau khi đẻ. Vì vậy trứng phải được chuyển đến phòng mát càng sớm càng tốt.
Thời gian bảo quản: Trên thực tế với trứng chim yến chưa ấp người ta có thể giữ 2-4 ngày ở nhiệt độ phòng, còn trứng đã được chim ấp thì chỉ giữ được 24 giờ. Nếu muốn bảo quản trứng chưa ấp với thời gian lâu hơn thì có thể cần hạ thấp nhiệt độ đến một mức nhất định. Chưa có tư liệu nào nói sâu về bảo quản trứng yến, đây là một chuyên đề cần tiếp tục quan tâm.
Trứng được xếp đầu nhỏ xuống dưới đầu to có buồng khí lên trên và xếp nghiêng góc 45 độ hoặc nằn ngang. Trong thời gian bảo quản nên mỗi ngày đảo trứng 1-2 lần, để giúp lòng đỏ chuyển về phía buồng khí. Khi chuẩn bị đưa vào máy ấp cần phải đưa trứng ra khỏi phòng bảo quản một số giờ để đánh thức phôi, và nhiệt độ cần tăng lên từ từ để trứng không bị lạnh nóng đột ngột gây chết phôi.
Độ ẩm không khí trong phòng bảo quản khoảng 70%. Nếu ẩm độ quá thấp trứng sẽ mất nước, nếu quá cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trứng.
Phòng bảo quản cũng phải bảo đảm vệ sinh và được khử trùng trước.
3.2.4. Cách chọn trứng
* Trứng tốt:
* Trứng còn nguyên vẹn, không rạn nứt, không bị ướt.
* Bề mặt trơn tru, không phồng và hình dạng không quá dài.
Nhìn các trứng này có vẻ còn mới, sạch và hoàn toàn không dính bất kỳ một loại vật chất lỏng nào ví dụ như dịch lòng đỏ từ trứng vỡ, vì các dịch này bít các lỗ thở trên vỏ trứng (hình 45).
Chất lượng trứng và khả năng nở của trứng yến:
Chất lượng trứng tốt là tiền đề cho tỷ lệ nở và tỷ lệ nuôi sống chim con cao. Những trứng có chất lượng tốt là trứng được đẻ ra trong môi trường sạch sẽ, thu thập đúng cách, bảo quản và vận chuyển trong điều kiện tối ưu. Khi đưa trứng về có thể ở các tình trạng sau:
- Trứng tươi chưa ấp có màu hồng nhạt và trong, buồng khí nhìn thấy rõ ràng ở phần đầu tù hơn, Nếu buồng khí của chúng đã phát triển đến 1/3 thể tích trứng thì loại bỏ chúng vì đó là những trứng đã cũ có khả năng nở thấp.
Ưu điểm: Các trứng này giữ được tươi lâu ở nhiệt độ phòng so với các trứng đã được chim ấp, như vậy chúng ta không phải vội vã. Chúng có thể giữ trong vòng 2-4 ngày.
Nhược điểm: Tỷ lệ nở chỉ đạt 50%, vì không phải tất cả các trứng đều đã thụ tinh. Một số trứng không thụ tinh là do quá trình phát triển của trứng không đồng bộ với mùa giao phối ghép đôi. Khoảng 23 ngày thì trứng nở.
- Trứng đã được chim ấp 1 tuần có màu trắng không trong, vì vậy không thể nhìn thấy buồng khí.
Ưu điểm: Tỷ lệ nở khoảng 90% hoặc nhiều hơn, chắc chắn những trứng này đã thụ tinh và phôi của chúng đã phát triển. vì chúng đã được chim ấp khoảng 1 tuần, nên thời gian để trứng nở ngắn lại.
Nhược điểm: Các trứng đã được ấp này có tuổi thọ tối đa ngắn (khoảng 24 giờ). Như vậy cần có cách đặc biệt để vận chuyển chúng đến nhà yến. Nếu sau một thời gian mới có thể đưa vào ấp thì chúng phải được giữ trong một loại hộp ấp chuyên dụng cho trứng yến.
- Trứng đã được chim ấp 2 đến 3 tuần có màu trắng đục và hơi đen, buồng khí hoàn toàn không nhìn thấy.
Ưu điểm: Tỷ lệ nở khoảng 90% (hầu hết đều nở), vì phôi của chúng đã phát triển đầy đủ. Do các trứng này đã được ấp 2-3 tuần, chúng chỉ nở trong vòng 1-7 ngày.
Nhược điểm: Đôi lúc một số trứng nở trong thời gian vận chuyển, cho nên vận chuyển càng nhanh càng tốt. Chim con chỉ có thể sống không có thức ăn trong vòng 24 giờ sau khi nở. Trứng yến đã ấp 2-3 tuần mà không nở thì cần chú ý đến nhiệt độ chuẩn ưa thích.
3.2.5. Phân loại trứng
Tùy theo các thu hoạch tổ, trứng thu về có thể ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, từ lúc mới đẻ đến lúc sắp nở. Và do điều kiện ấp nở của mỗi giai đoạn có khác nhau nên phải tiến hành phân loại.
Tự chế một hộp soi trứng bằng gỗ hoặc các-tông với 1 bóng điện, để luồng ánh sáng đi qua 1 lỗ nhỏ đủ để đặt trứng soi. Ta loại bỏ được trứng không phôi (trống trắng), trứng chết phôi (có 1 điểm đen tối) và giữ lại trứng tốt (hình 46).
Trong thực tiễn có thể chia trứng tốt ra làm 3 loại: Trứng chưa ấp (sau khi chim đẻ khoảng 0-5 ngày), trứng ấp được 1 tuần (khoảng 6-10 ngày), trứng ấp được 2-3 tuần (khoảng trên 10 ngày).
Việc phân loại được tiến hành ở nhiệt độ phòng khoảng 32-340C. Trong trường hợp phân loại để bảo quản thì tiến hành trong phòng mát.
3.2.6. Ấp trứng bằng máy ấp
Máy ấp nở
Máy ấp nở là loại tủ ấm nhỏ có điều nhiệt tự động, có thể là loại máy đã sử dụng để ấp trứng chim cút, hoặc mua loại tủ chuyên dụng cho ấp trứng yến, bước đầu chọn loại xếp được khoảng 100-200 trứng (hình 45), hoặc tự chế tạo theo mô hình tủ ấp trứng cút thủ công.Loại tủ nhỏ có thuận tiện là ít tốn năng lượng, có thể đặt chế độ ấp nở cho các giai đọan phát triển khác nhau, để chim con nở đồng loạt, tiện việc cham sóc và quan trọng hơn nữa là để thành thạo kỹ thuật ấp nuôi nhân tạo.
Tủ tự chế tạo cần bảo đảm 5 tiêu chuẩn kỹ thuật: nhiệt độ, độ ẩm , thông thoáng, lưu thông khí, đảo trứng thuận tiện (lắp giá đảo tự động, bán tự động hoặc đảo tay). Tủ ấp tự chế tạo có thể dùng nguồn điện, có quạt nhỏ lưu thông khí, các lỗ thông với bên ngoài được sắp xếp hợp lý… Trên thực tế tủ tự chế này rất rẻ, có hiệu quả cao và dễ làm.
Khử trùng máy ấp
Cần tiến hành vệ sinh khử trùng phòng ấp, tủ ấp, các dụng cụ đồ dùng (khay trứng, tấm mút, hộp giấy, bìa các-tông, pince cặp cho chim ăn, hộp petri, áo blu, khẩu trang, giấy tissue, dụng cụ cho ăn, thìa xúc cho con…).
Vệ sinh hàng ngày và lau nhà bằng Crezin 3% (3ml Crezin + 97 ml H2O). Các dụng cụ, vỏ máy bàn ghế cần lau chùi sạch sẽ bằng Desifecto 14ml trong 1 lít nước.
Khử trùng máy ấp rất quan trọng, để diệt hết mầm bệnh có sẵn trong tủ ấp: Trộn 6 gam KMnO4 trong 12-15ml dung dịch formalin cho 1m3 buồng máy ấp. Hai chất trên được tiến hành trộn trong chậu sành hoặc thủy tinh, với que khuấy thủy tinh. Tiếp đến đặt chậu này vào trong chỗ gần quạt của máy ấp. Đóng máy ấp lại trong một số giờ, sau đó lấy chậu ra. Tiến hành theo cách này sẽ bảo đảm trong máy không còn mầm bệnh.
Trong nghề ấp trứng nên trang bị 1 đèn cực tím (loại bước sóng khử trùng) để khử trùng thức ăn nước uống…cho chim non.
Chuẩn bị trứng và đưa trứng vào máy ấp
* soi trứng, loại bỏ trứng không phôi, trứng kém chất lượng, trứng hỏng.
* Chọn trứng tốt, phân loại trứng như ở trên, xếp chúng lên các khay trứng (tấm mút xốp có đục lỗ) khác nhau hoặc các dãy khác nhau (hình 45a, 47). Trứng được xếp đầu tù ở phía trên, có thể xếp nghiêng hoặc thẳng tùy thuộc cách đảo trứng và sắp xếp thành hành.
* Trước khi đưa trứng vào, trứng phải được ấm lên ở nhiệt độ của môi trường không khí.
* Đặt các khay trứng đã được phân loại vào từng máy ấp khác nhau hoặc các tầng khác nhau của cùng 1 máy.
* Sau khi đặt trứng vào máy ấp cửa phòng máy cần được đóng lại và không mở ra ngoại trừ lúc đảo trứng và kiểm tra nhiệt ẩm độ.
Chế độ ấp trứng
Nhiệt độ ẩm độ: Trong máy ấp đặt chế độ điều nhiệt tữ động. Ẩm độ trong máy được khống chế bằng các khay nước, và có chế độ phun ẩm trong phòng ấp gần với lỗ thông thoáng.
Nhiệt độ thích hợp trong tủ ấp biến thiên khoảng 37,5-390C, ẩm độ 65-75%. Chế độ nhiệt và ẩm độ phụ thuộc vào giai đoạn hpa1t triển phôi. Với loại trứng chưa được chim ấp, trong tuần đầu để chế độ nhiệt cao có thể ở 38-390C. Theo quá trình phát triển có sự điều chỉnh nhiệt độ giảm dần, nhất là tuần cuối lúc phôi khá lớn tỏa nhiệt nhiều, nhiệt độ tủ ấp khoảng 36,5-370C; trái lại ẩm độ trong 2-3 ngày đầu có thể là 60-65%, nửa kỳ cuối tăng cao hơn và lúc nở phải đạt 70-75%. Cho chạy không tải để kiểm tra điều kiện môi trường trong tủ ấp về nhiệt độ, ẩm độ, oxy… làm sao để các điều kiện này ổn định và tối ưu.
Trứng phải được đảo thường xuyên để mầm phôi nhẹ không dính vào vỏ trứng và làm tăng chuyển hóa của lòng đỏ và lòng trắng trong phôi. Tối thiểu đảo trứng 3 lần/ ngày (có thể 2-3 giờ đảo 1 lần). việc đảo trứng hết sức quan trọng, nhất là giai đoạn đầu với các loại trứng non chưa được chim ấp hoặc chim mới ấp 7-10 ngày. Trứng cần được đảo với góc 90 độ, có nghĩa là nghiêng 45 độ mỗi chiều. Ta có thể thực hiện việc đảo trứng bằng cách đổi chiều kê tấm mút cao lên mỗi bên. Sự đảo trứng thực hiện đến ngày thứ 12, từ đấy không cần đảo nữa, cho đến khi nở (tức trước lúc nở khoảng 3 ngày), lúc này phôi đã không ngừng chuyển động trong trứng. Các loại trứng nhập nội thường đã được ấp một thời gian nên ảnh hưởng của sự đảo trứng không rõ rệt.
Sự thông thoáng và lưu thông khí sẽ vừa làm tăng cường oxy, không khí sạch và vừa làm thoát khí thừa, giảm lượng khí CO2 sinh ra trong quá trình trao đổi chất chất của trứng, vì vậy cần có quạt nhỏ để chuyển nhiệt cho đều và tạo sự thông thoáng. Độ thông thoáng trong quá trình ấp nhằm cung cấp 1 yếu tố (oxy) nhưng lại còn nhằm thải ra 3 yếu tố quan trọng đó là khí carbonic (CO2), thải hơi nước và thải nhiệt.
Trong quá trình ấp nở bằng máy không nên mở cửa tủ ấp, ngoại trừ để lật trứng, thêm nước và điều chỉnh độ ẩm. Khi mở tủ ấp có thể nhiệt độ, độ ẩm sẽ hạ xuống. Trong trường hợp đó đèn báo hiệu sẽ tự động tắt cho đến khi nhiệt độ trong phòng của máy ấp ổn định thì đèn sẽ bật sáng trở lại.
Vì đa số trứng thu nhận về lúc phôi đã được ấp 1 tuần, nên thời gian ấp trứng trong máy thường khoảng 13-15 ngày là trứng nở hết.
Thường xuyên có trực ban để bảo đảm nhiệt độ trong máy ổn định đúng yêu cầu. Có sổ ghi chép đầy đủ các dữ liệu thí nghiệm.
Chuyển trứng từ khay ấp sang khay nở
Người ta có thể cho chim nở ngay trên mút xốp, một số giờ sau đó tiến hành chuyển chim vào các hộp nhỏ có lót mút (để tiện cho ăn và chăm sóc) hoặc đưa ngay vào tổ giả, vẫn để trong tủ ấp một số ngày, rồi mới chuyển đến thùng ủ chim non.
Tuy nhiên, khi trứng gần nở cũng có thể chuyển trứng lên một khay nở khác, khay nở bằng bìa, vì móng của chim con rất sắc nên nếu để nở trên mút xốp thì lúc đưa chim ra dễ bị tổn thương. Ngoài ra, do chưa cần cho chim ăn ngay trong khoảng 24 giờ, ta có thể chờ một thời gian nhất định, không mở cửa máy ấp để cho một số lượng trứng nở xong. Lúc này nếu thường xuyên mở tủ và do nhiệt ẩm độ thay đổi nhiều trứng đang mổ vỏ sẽ không nở tiếp tục và tỷ lệ nở sẽ giảm xuống. Ngay cả khi thấy trứng đã mổ một lỗ nhỏ và nghe thấy tiếng kêu của chim con, nếu mở tủ ấp hơi lâu và thường xuyên trong thời gian này quá trình nở cũng có thể dừng lại. Sau khi chim nở hết cần dọn sạch vỏ trứng.
Tỷ lệ ấp nở nhân tạo của trứng yến khá cao, có thể đạt đến 80-90%.
Chim con được nuôi trong tủ ấp một số ngày trên khai này (hoặc trong các tổ giả đựng chim con đặt trên khay này), không đụng vào chim và cho chim ăn từ từ 3 lần/ ngày. Khi chim con cứng cáp hơn sau 3-4 ngày ta mới chuyển tổ giả có chim con vào tủ ủ chim con với nhiệt độ thấp hơn, để tiện cho chim ăn, tiếp tục nuôi chim trong tủ ấp.

3.3. Phương pháp nuôi chim con
3.3.1. Cách chăm sóc chim yến con trong máy ấp
Hiện nay, để tăng số lượng đàn chim yến, phương pháp ấp trứng chim yến hàng bằng máy đã không còn là một vấn đề khó khăn tại Việt Nam. Nhưng trở ngại mà chúng ta cần chú ý nhiều là chăm sóc chim con sau khi nở, vì có thể tỷ lệ chết rất cao.
Chim yến con mới nở phải để trong máy ấp. Lúc này cơ thể còn trần trụi, không có lông và rất yếu ớt. Do chim con chưa có lông, điều hòa thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho tốt. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng (lòng đỏ dự trữ cho quá trình phát triển 1 số ngày sau nở) nên chim dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp. Nếu phần dưới bụng không đủ ấm dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong thời gian sau khi noãn hoàng đã hấp thu hết, nên việc giữ ấm trong thời gian đầu là hế sức quan trọng.
Chim yến con chưa có khả năng tự nó ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng 1 ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn hoặc gắp thức ăn bằng pince nhỏ (hình 49). Thức ăn của chim yến con là trứng, nhộng, ấu trùng tươi của kiến, ong và mối. Chim con bắt đầu ăn muộn nhất là 24 giờ sau khi nở. Cho chim ăn tối thiểu ngày 3 lần; đó là lúc 8 giờ sáng, 12 giờ trưa và 16 giờ chiều. Trong tự nhiên, chim mẹ rời tổ đi kiếm mồi lúc 4 giờ 30 sáng, bay vào đất liền kiếm mồi và trở về mớm mồi cho chim con vào lúc 5-6 giờ và 17-18 giờ, buổi trưa tỷ lệ mớm mồi thấp. Ấu trùng non của các loài kiến ong có thể thu thập từ trong tự nhiên hoặc tự gây tạo ra. Trong thực tế hiện nay cũng đã có những phương pháp nuôi kiến và các loại thức ăn sống cho chim con.
Sau khi nở từ 1-10 ngày chim được tiếp tục sống trong máy ấp, với nhiệt độ thấp vào khoảng 35-360C, ẩm độ 65-70%, có độ thông thoáng nhưng không có gió lùa. Trong thời gian này vì chim còn cần sự điều hòa nhiệt độ của máy ấp, nên chúng ta phải kiểm soát các cử động của chim yến con. Nếu chim không được yên ổn, vì nhiệt độ của máy có thể quá nóng, thì phải giảm bớt độ nóng. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1-20C bằng cách mở rộng lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn của lứa tuổi, mỗi ngày 1 ít. Sau 2-3 ngày cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn.
3.3.2. Cách săn sóc chim khi đưa chim ra khỏi máy ấp
Khoảng sau 10 ngày, chim đã ra lông, lớn hơn và mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể dời chim ra khỏi máy ấp, chuyển chúng vào trong 1 cái hộp chuyên dùng, để tiếp tục săn sóc đặc biệt. Điều quan trọng là giữ ấm cho chim, đừng để chim lạnh, kiểm soát nhiệt độ bằng vặn to hoặc nhỏ đèn nhưng phải có độ thông thoáng. Thùng này lại đưa vào trong 1 căn phòng ấm. Trong phòng này chúng ta vẫn đút cho chim ăn như lúc đầu. Ngoài ra độ ẩm vẫn kiểm soát như cũ. Cũng có thể đưa chim lên các tổ giả được gắn trong thùng này. Thời gian này cục mồi to hơn, khoảng cách giữa 2 lần ăn ngắn hơn. Cho chim uống nước từ ngày thứ 10.
Hộp săn sóc này là 1 thiết bị đặc biệt có thể điều chỉnh nhiệt độ giống như cơ thể tự nhiên của chim mẹ. Hộp được làm bằng bìa cứng có chỗ thoát hơi ra và đèn đặt ở giữa (hình 50). Để biết nhiệt độ có thích hợp không ta cần xem hành vi của chim. Nếu nhiệt độ quá thấp chúng sẽ tập trung 1 chỗ gần đèn sưởi; nếu nhiệt độ quá cao chúng tản ra ở những nơi mát mẽ hơn, duỗi cánh. Buổi tối bắt buộc phải sưởi ấm cho chim. Cần để ý những ngày mưa nhiệt độ phòng ấp bị hạ thấp và độ ẩm lại quá cao.
Nhìn chung không thể xem thường việc nuôi nấng chim con. Cần phải siêng năng, săn sóc cẩn thận, kiên nhẫn và thương yêu nó, để chim con có thể lớn lên và phát triển thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sống trong ngôi nhà mà chúng ta chuẩn bị.
3.3.3. Cách cho chim tập bay
Sau 35 ngày tuổi chim con đu bám trên tổ giả và sau đó tập bay. Sau 40-43 ngày chim tập bay nhiều trong nhà yến. Sau khoảng 43 ngày chim con sẽ được chúng ta lựa chọn, cách lựa chọn chim phương pháp sau đây:
* Chim trông khỏe mạnh
* Hai cánh chim có thể tự chéo lại được
* Chim muốn bay ra khỏi thùng
Chúng ta sẽ đem những con chim này vào trong căn nhà chim mà ta đã chuẩn bị. Điều đáng chú ý là cần dời chúng vào ban đêm chứ không phải ban ngày. Muốn tập bay cho chim người ta đưa thùng đựng yến con có cửa đặt trên các thành gỗ, thành gỗ có chiều cao từ 2m trở lên (hình 50b). Với độ cao này sẽ giúp chim tập bay, đó là vào buổi sáng hôm sau. Khi trời sáng, vào thời gian đàn chim bắt đầu bay đi kiếm mồi, những con chim con này sẽ rơi mình từ trên cao xuống. Với độ cao này giúp chim con vươn cánh trên không trung và sau đó sẽ bay theo những con chim yến lớn. Khi mặt trời bắt đầu về chiều, các chim con này lại theo đàn bay về, rồi cứ tiếp tục như thế qua những ngày kế tiếp. Cũng có phương pháp khác mà các nhà yến Việt Nam đã sử dụng và có hiệu quả (Yến Việt, Yến Sào Khánh Hòa) đó là chuyển chim con sang tổ giả khá sớm. Tổ giả được gắn trực tiếp trên thanh gỗ treo tường, cách mặt đất 2m để tiện thao tác cho cim ăn.
Nếu người nuôi chim đã tập thành phản xạ có điều kiện cho chim ăn thì thậm chí chim sẽ bay đến để nhận mồi (hình 49). Khoảng 50-60 ngày chim con phát triển đầy đủ có thể rời nhà yến.
Trong thời điểm hiện tại, hướng nuôi chim con để đem chim vào thả vào trong một nhà mới chưa có chim ở với hy vọng chim bay về sống và làm tổ tại đó là chưa có tính khả thi về mặt kinh tế và nếu tiếp tục có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng số lượng đàn yến nói chung do người nuôi chim tìm mọi cách lấy trứng yến.
Trong quá trình nuôi chim con cần chú ý vệ sinh tổ, quan sát sức khỏe của chim và phân chim.
3.3.4. Thức ăn nước uống cho chim con
Thức ăn tự nhiên là nhộng non, ấu trùng kiến và ong. Nguồn dinh dưỡng của loại thức ăn này rất cao, thành phần đạm chiếm đến 42-67%.
Hiện nay nuôi chim con theo cách giai đoạn đầu cho ăn 3 lần/ngày, cục mồi: 0,6-1gam. Cần bổ sung enzym thích hợp cho cục mồi của chim con. Có tư liệu cho biết chim bắt đầu ăn thức ăn cứng vào ngày thứ 7-9. Thời gian chim non trên tổ kéo dài 5 tuần, cả hai bố mẹ cùng mớm mồi. Người ta quan sát thấy trong thời gian sau cục mồi lớn hơn khoảng 1,7gam. Khoảng cách thời gian mớm mồi gần hơn, gần nhất là 30 phút. Giai đoạn sau chim con ăn bọ cánh cứng, kiến, ong bắp cày, côn trùng bay. Loại thức ăn này đáp ứng nhu cầu chất khoáng trong thời kỳ sinh trưởng nhanh và mọc lông.
Nước uống cho chim con cũng rất cần thiết, chim rất thích uống nước, cho cim uống từ ngày thứ 10 sau khi nở. Nước cất, nước tinh khiết, nước khoáng, nước vòi đều phải sạch sẽ không nhiễn khuẩn.
Người ta cũng cung cấp thêm vài loại nước uống chuyên cho chim con. Cho chim uống 1-4 ml dung dịch hỗn hợp glucose + nước + vitamin + chất khoáng (minerals).
Thức ăn bổ sung, ngoài thức ăn sống là kiến non nhộng non người ta còn cho chim ăn thêm loại thức ăn côn trùng đóng hộp, với hàm lượng protein cao đến 56%, là thức ăn tự nhiên 100%. Đây là 1 loại côn trùng 2 cánh –dipteramino, thuộc họ Drosophila, giống Drosophila- ruồi dấm. Thức ăn được cung cấp ngay trong nhà yến, và gần với nơi làm tổ, khi chim yến bắt đầu làm tổ nó không phải đi xa, không phải mất nhiều năng lượng, chim con cũng đủ mồi để lớn lên nhanh chóng và đủ sức rời khỏi tổ. Nhờ cách nuôi này số lượng chim và năng suất nhà yến tăng lên nhanh chóng.
Loại thức ăn tăng cường (thức ăn nhân tạo tổng hợp), cũng được dùng cho chim con và chim con tiếp nhận tốt. Trộn 1 hỗn hợp gồm sữa + bánh bicuits (Marie) + trứng luộc xay nhuyển, cho chim ăn 3 giờ 1 lần. Tỷ lệ các thành phần và liều lượng sử dụng cần được tính toán.
Rõ ràng thành phần thức ăn, số lần và liều lượng cho ăn có thay đổi theo quá trình phát triển của chim con, đặc biệt chú ý giai đoạn 10-20 ngày tuổi, sinh lý tiêu hóa có 1 số thay đổi nhất định và đây là giai đoạn chim mọc lông nhanh nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thời gian này nếu không được chú ý chim con sẽ chết hàng loạt. Ngoài ra phải có tiêu chuẩn vệ sinh khử trùng nghiêm ngặt.
3.3.5. Vấn đề bệnh tật của chim con
Chim con rất hay bị bệnh, đặc biệt ở 10-20 ngày tuổi. Tỷ lệ chết ở giai đoạn này rất cao. Vì vậy cần có biện pháp tăng sức đề kháng của chim và thực hiện chế độ vệ sinh nghiêm ngặt trong quá trình nuôi.
Nhìn chung với 1 số loài chim khác, chim sơ sinh có thể nhiễm bệnh E. coli và Salmonella, qua đường trứng hoặc qua rốn (E.coli dễ dàng xâm nhập qua vết thương ở rốn gây viêm túi lòng đỏ). Chết trong vòng 1 tuần tuổi hoặc 2 đến 4 tuần tuổi, trong trường hợp này người ta phòng bệnh là chủ yếu, như vệ sinh máy ấp nở, nhà xưởng, cho uống kháng sinh + B1 ở 1-3 ngày tuổi, bôi cồn iod vào rốn…
Những con chim có hiện tượng bị bệnh cần phải cách ly ngay lập tức, có chế độ săn sóc riêng và giữ ấm cho chim. Hiện tượng chim con sình bụng trong quá trình nuôi, và nâng cao tỷ lệ sống của chim con là 1 nội dung cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
3.3.6. Nuôi chim rơi
Trong tự nhiên 1 số chim con thường rơi khỏi tổ vào thời gian 16-22 ngày tuổi, phần lớn đó là những con chim yếu, nhận được thức ăn ít hơn trong cặp chim cùng tổ mà bố mẹ không thể chăm sóc đều được.
Khi chim con bị rơi khỏi tổ (vì chim chỉ bám một cách yếu ớt) thì cần phải được tăng cường chăm sóc ngay lập tức. Những con chim không có bố mẹ này phải bắt nó ăn cách 2 giờ mỗi lần với thức ăn có trộn với côn trùng sống và phải giữ nó cho ấm.

II. NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ YẾN CŨ
1. Nhận xét về một số nhà yến cũ ở việt Nam
Chim yến đã vào làm tổ trong nhà một số vùng miền Trung và Nam Bộ nước ta. Qua khảo sát các nhà yến cũ mà chim đã lựa chọn để bay vào ở theo cách tự nhiên, không có các biện pháp kích thích dẫn dụ của con người, chúng tôi rút ra 1 số nhận xét sau:
1.1- Về vị trí nhà yến
Các nhà yến ở gần biển và hạ lưu của khúc sông chảy ra biển, và ở triền tả ngạn nhiều hơn. Nhà yến Quảng Ngãi (rạp hát Hòa Bình và một nhà yến cũ khác) nằm ngay trong thành phố Quảng Ngãi, kẹp giữa 2 con sông Trà Khúc (nằm phía Bắc sát ngay thành phố) và sộng Vệ (phía Nam – cách thành phố 10km); nhà yến Tuy Hòa gần sông Đà Rằng (cách khoảng 200-300m); nhà yến Nha Trang gần sông Cái; nhà yến Ninh Thuận cách sông Dinh khoảng 300m; các nhà yến ở Gò Công Tây cũng nằm cạnh sông Gò Cửa. Điều này có thể có quan hệ với hướng gió, gió đông nam và tây nam thổi qua dòng sông đem lại hơi ẩm và sự mát mẽ cho chim yến.
Các nhà yến cũ đều gần các khu chợ, nơi chim dễ tìm kiếm thức ăn.
1.2- Về hướng cửa
Các cửa quay về hướng đông (nhà yến Nha Trang, Quảng Ngãi, Gò Công Tây); đông nam (Tuy Hòa, Ninh Thuận), nam và tây nam (Bình Định),…
Cử thường lớn nhưng nhìn từ ngoài vào là tối (Quảng Ngãi, Tuy Hòa); hoặc nhìn từ trên xuống là 1 giếng trời tạo thành khe sâu tối, để kích thích chim vào sau đó chim sẽ vào nhà qua 1 cửa hẹp hơn (Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Định).
1.3- Về cấu trúc nhà
Đa số là nhà 2 tầng cũ, có diện tích mặt bằng rộng ít người sử dụng, chim thường chọn căn phòng ở tầng dưới để làm tổ. Có ngôi nhà hành lang nằm ở giữa và giếng trời chính là ô thông tầng, có phòng dạo cho chim (hình 57). Các nhà có diện tích hẹp hơn chim cũng làm tầng dưới nhưng giếng trời và cầu thang thông tầng tạo thành luồng chim lượn hình chữ L (hình 57a).
Lỗ thông gió thường là các ô lam gió của ngôi nhà cũ, và quay về hướng đông nên rất thoáng mặc dầu không có hệ thống thông gió kiểu nhà mới. Bốn ngôi nhà cũ mà chúng tôi quan sát ở miền Trung đều có lam thông gió quay về hướng đông, đồng thời một số cửa khác trong ngôi nhà đó mở ra tạo tuần hoàn khí và thông gió khá tôt nên phòng chim thoáng mát.
Tường các ngôi nhà cũ đều xây bằng vôi vữa xi măng. Khi vào nhà chim thường làm tổ trực tiếp thành hàng lên sát cạnh trần nhà và cạnh góc nhà. Tổ bố trí nhiều ở các cạnh tường cắt ngang đường chim bay từ ngoài vào, cách trần khoảng 3-5cm. Trong trường hợp phòng chim đông quá tổ chim sẽ phân bố rộng ra và loang xuống dưới, làm trên các đường góc nhà hướng về phía sàn, cho đến cách sàn 1m. Góc trái căn phòng bao giờ cũng nhiều tổ hơn góc phải, vì đa số chim bay vòng ngược chiều kim đồng hồ. Nếu trần nhà có nhiều xà xi măng thì càng tăng thêm nơi làm tổ cho chim.
Kích thước phòng có yến vào 3,5 x 3,5m cao 3,9 - 4m (Nha Trang), 5 x 5 x 4 (Tuy Hòa), 7 x 4 x 2,5 (Ninh Thuận). Số lượng cửa: 1-2 cái, hình dáng rất linh động có thể là vuông, hình chữ nhật hoặc tròn.

2. Phương pháp cải tạo nhà và phương pháp nuôi chim trong nhà cũ
Các biện pháp này nhằm gia tăng số lượng chim
Mục tiêu quan trọng nhất của việc cải tạo nhà cũ là làm sao số lượng chim trong nhà đó tăng nhanh nhất. Vì vậy khi phát hiện ra nhà yến cũ thì việc đầu tiên là kiểm tra lại môi trường vi mô của nhà yến, nghĩa là xem xét nhiệt ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, điều kiện vệ sinh, địch hại…có phù hợp với các yêu cầu của yến không. Nếu nhận thấy có những chỗ chưa thích hợp cần nghiên cứu cải tạo sửa chữa cho thật phù hợp. Ví du: ẩm độ quá thấp thì cần phải tăng lên bằng cách làm thêm các bồn nước, các vòi phun sương hoặc ống rỉ nước theo tường; nhiệt độ quá cao thì tăng hệ thống ống thông gió; phòng chim quá sáng phải làm sao cho ánh sáng bớt lại bằng cách lắp thêm các luồng gỗ sau lỗ ra vào cách 50cm, hoặc làm các ống bọc lỗ.
Sửa chữa một số chỗ hư hỏng của ngôi nhà hoặc trần nhà nếu có. Tường nhà chim cũ của Việt Nam thường được xây dựng trong thời gian đã lâu, gồm thành phần cát, vôi, xi măng, nên khi đàn chim đông làm tổ nhiều thì căn phòng này sẽ có các mảng tường bị vỡ, điều này làm hạn chế năng suất và chất lượng tổ.
Chỉnh lại khuôn viên căn nhà cho hợp lý: như vị trí cửa ra vào cho người, cửa thông phòng; có thể gỡ bớt tường ngăn phòng nếu phòng quá hẹp…
Có thể uốn nắn hoặc cải tạo đường chim bay, ví dụ: mở rộng hoặc thu hẹp lỗ cửa, mở thêm ô cửa ra vào, đục các lỗ thông sang các phòng khác, trước khi đục lỗ thông phòng cần lắp thêm các xà gỗ để tăng thêm chỗ làm tổ cho chim…Nhưng nói chung không nên thay đổi hướng cửa ra vào sẵn có của chim, tuy có thể mở thêm một vài cửa mới.
Trong các nhà cũ cũng cần làm tăng thêm đường luồng gỗ bằng cách gia cố thêm xà gỗ 1 cách từ từ, từ thưa đến dày. Vì nếu không có xà gỗ chim chỉ có thể làm tổ dọc sát trần nhà, men theo tường và cạnh góc. Nếu không có các xà ngang thì năng suất chỉ đạt 7,5-10 tổ/m2, cao nhất là 12-15 tổ/m2.
Thu hoạch tổ hợp lý là biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng tổ. Để tăng nhanh đàn trong một vài năm đầu chỉ thu hoạch tổ khi chim con đã bay. Có thể tỉa bớt một số tổ ở các khu vực dày sít quá để điều chỉnh sự phân bố mật độ của chim.
Cải tạo môi trường quanh nhà chim như trồng thêm một số cây mà chim ưa thích, làm các bể nước và các biện pháp hấp dẫn côn trùng. Mắc hệ thống đèn chiếu sáng xung quanh nhà yến vào ban đêm và chiều tối…
Có thể mắc thêm hệ thống loa phát tiếng gọi bầy đàn, nhằm tăng số lượng chim, để chim rũ nhau đến tiếp mỗi ngày. Xây dựng quy chế quản lý nhà chim, và điều quan trọng là nhằm để môi trường của chim được yên tĩnh, tốc độ tăng đàn sẽ nhanh hơn không những chim sinh sản tốt mà chim ở nơi khác cũng kéo về.
Giải quyết tốt vấn đề chống địch hại cho nhà chim.

III. NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ CHIM MỒI (C.linchi)
Một ngôi nhà trống không có người ở cũng có thể làm nơi nuôi chim mồi, khi điều kiện môi trường xung quanh phù hợp với cuộc sống của chim mồi. Tiếp đến, nơi này sẽ có thể dùng để nuôi yến bằng cách để trứng yến nở trong tổ của chim mồi. Như vậy ngôi nhà trống này lúc đầu chỉ là nơi ở của chim mồi C.esculenta / linchi. Về sau sẽ trở thành nhà yến. Vấn đề là làm sao để chim yến con nở ra trong ngôi nhà đó cảm thấy quen thuộc và thích thú cư ngụ, thì chủ ngôi nhà phải bố trí để ngôi nhà có các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…thích hợp.
Khi tiến hành cải tạo lại ngôi nhà của chim mồi thành nhà yến ta cần tiến hành xử lý 1 cách cẩn thận và dần dần. Nếu làm theo cách thô thiễn và vội vã thì chim mồi tuy đã sống ở đó cũng sẽ bay đi và không trở về nữa. Điều này sẽ rất tai hại cho người nuôi chim. Muốn can thiệp một cách nhẹ nhàng vào nhà chim mồi, thì việc cải tạo lại ngôi nhà sẽ thực hiện theo phương pháp từng bước, tới mức chim mồi ở trong nhà không cảm thấy bị xáo trộn.
Khi tiến hành xây dựng lại ngôi nhà, ngoài việc phải chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với đời sống của chim yến còn phải chú ý đến gỗ và vật liệu xây dựng, nói chung là phải hết sức cẩn thận không để sai sót.
Ngôi nhà mới xây này làm ra ngoài nhà cũ của chim mồi (hình 53), làm từ từ cho đến khi ngôi nhà cũ của chim mồi nằm vào trong tường của ngôi nhà mới xây. Nếu điều kiện của ngôi nhà mới thích hợp với tập quán của chim mồi, thì từng bước chim mồi sẽ bay vào làm tổ và cư trú ở trong. Khi trong ngôi nhà mới đó có khoảng 100 cặp chim mồi sinh sống và làm tổ thì ngôi nhà cũ sẽ được dỡ bỏ dần dần.
Việc tháo dỡ ngôi nhà phải thực hiện cẩn thận và từng bước, ban đầu không tháo dỡ tất cả, đầu tiên làm ở phần dưới, gỡ tách mở ra từng mảng tường. Mỗi ngày cắt mở 1 ít, hết phần này đến phần khác, dần dần tất cả phần tường sẽ được lấy đi, lộ ra cái khung từ trên mái xuống. Cần chú ý, quá trình tháo dỡ nhà chim mồi phải thực hiện vào thời gian ban ngày lúc chim đi ra ngoài kiếm mồi, khoảng từ 9 giờ đến 15 giờ. Phải làm cẩn thận để không ảnh hưởng đến chim.
Nếu cách tổ chức hoạt động là tốt và hợp lý thì chim mồi sẽ đến nhà chim mới và làm tổ vào mùa vụ để trứng. Sau đó trứng của chim mồi sriti sẽ được lấy đi và thay vào trứng chim yến, từ đấy trong tổ này sẽ không nở ra chim mồi con nữa. Trong quá trình thay thế trứng, cần tránh cầm trực tiếp vào trứng để không có “hơi người”, vì điều này sẽ khiến chim mồi không muốn ấp trứng, cần phải lấy trứng, thay đảo trứng bằng 1 cái thìa hoặc giấy mềm mỏng.
Trước khi thay thế trứng chim mồi bằng trứng yến, phải đo đạc kích thước tổ chim mồi để tính toán nên cho ấp 1 hay 2 trứng. Trường hợp tổ chim mồi nhỏ hơn hoặc tương đương với tổ yến, nếu cho ấp 2 trứng, nở ra 2 yến con và lớn lên, tổ sẽ bị chật. Như vậy, 1 con yến có thể bị rơi ra và chết. Điều đó sẽ gây thiệt hại cho chủ nhà. Nếu cả 2 yến con cùng lớn lên và không bị rơi thì đòi hỏi chim mồi mẹ phải tốn nhiều thời gian và năng lượng để nuôi chim con hơn. Chim yến con sinh trưởng tốt và khỏe mạnh, sẽ sản xuất ra nước bọt đủ để làm ra những tổ yến tốt.
Ánh sáng được bố trí thích hợp với đời sống của chim yến. Từ khi trứng yến nở cho tới khi chim con 40-42 ngày tuổi và có thể bay được, thì không cần đóng cửa và nhà chim khá sáng. Với cách đóng bớt cửa để làm tối phòng, chim mồi sriti sẽ vội vã rời chỗ đến nơi sáng hơn hoặc tìm kiếm nhà mới thích hợp hơn. Trong thời gian này chim yến con nở ra sẽ ở thường xuyên trong ngôi nhà tối. Để chim yến con quen và muốn về làm tổ thì phải canh gác xung quanh để phía ngoài yên tĩnh, bởi vì yến thích ở nơi yên tĩnh. Ngoài ra cần phải loại bỏ địch hại và sâu bọ gây hại cho chim, để nó cảm thấy không bị phiền nhiễu.

IV. NUÔI CHIM YẾN TRONG NHÀ YẾN
Kể từ khi bắt đầu tồn tại chim yến trong nhà nuôi, việc chăm sóc và nuôi chim yến trong nhà rất dễ dàng, bởi vì chúng ta không thực sự cần dụ chim mồi và chim yến nữa. Khi chim yến đã quen và muốn làm tổ trong nhà thì sau đó không nên làm rối loạn điều kiện của ngôi nhà đó. Để có được tổ yến tốt về mặt chất lượng và số lượng, cần quản lý và chăm sóc cẩn thận.
1. Quản lý nhà yến
* Tổ chức sắp xếp và phòng vệ ngôi nhà thật tốt. Phải để ý đến tình trạng phân bố của chim, làm sao để mật độ chim trong 1 phòng không quá cao, vì như thế nhiều tổ sẽ dính sát lẫn nhau và hình dạng tổ không hoàn chỉnh.
* Cần cung cấp bổ sung thức ăn trong mùa khô ráo vì mùa này nguồn thức ăn thường rất ít. Chất lượng và số lượng thức ăn mà chim nhận mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm nước bọt, đến chất lượng tổ yến, lo màu sắc và hình dang tổ. Thức ăn tăng cường cung cấp thêm cho nhà yến là các loại côn trùng bay, sống trên cây hoặc trong đất như ruồi, muỗi, kiến cánh, rận rệp, mối, ruồi dấm… Các công trùng bay này chứa nhiều vitamin, khoáng, protein…cần cho cuộc sống của chim. Thức ăn thường được cho vào buổi chiều.
* Cần dọn phòng sạch sẽ các giấy vụn, gỗ vụn… và loại bỏ địch hại. Sự tấn công của các sâu bọ gây hại này sẽ làm chim thấy mất yên tĩnh, không an toàn và tổ yến sản xuất ra cũng thường bị hư hỏng.
* Khi số lượng phân trong nhà yến hơi nhiều cần quét bớt, bởi vì nếu phân chim nhiều sẽ làm cho không khí trong nhà yến nóng hơn do sự phân hủy của chất thải. Thường xuyên chú ý bảo đảm độ ẩm và nhiệt độ trong nhà chim.
* Quản lý tốt việc thu hoạch tổ yến, và xây dựng chương trình thu hoạch chính xác. Phương pháp thu hoạch sai sót có thể dẫn đến không thành công về chất lượng tổ yến mà càng tai họa hơn nữa là chim yến có thể bỏ đi nơi khác.
2. Tổ chức sản xuất sản phẩm tổ yến
Để sản xuất tổ yến cần tổ chức các việc sau đây:
* thực hiện việc cho trứng nở tối thiểu 1 lần trong năm. Điều này có quan hệ với “chương trình thu hoạch tổ yến”.
* Xây dựng hệ thống “thay đảo trứng” bằng phương pháp dùng chim mồi C. esculenta / linchi kết hợp với việc tổ chức cho chim mồi cư ngụ trong ngôi nhà đó và khai thác sử dụng trứng yến khi thu hoạch tổ.
* Dụ chim yến từ ngoài vào để chúng muốn cư trú và làm tổ trong nhà chim, có thể thực hiện bằng cách dùng băng cassette có phát ra tiếng gọi bạn của chim yến hoặc chim mồi. Có gắng này sẽ tốt hơn nếu ta tổ chức điều kiện của ngôi nhà thật thích hợp để khi chim vào rồi thì muốn ở lại và không đi nữa.
* Để cân bằng số lượng quần đàn chim trong ngôi nhà đó, cần thiết phải tăng nhiều xà gỗ ở trên-nơi chim yến làm tổ. Đồng thời, nên chia nhà thành 2 lầu để sức chứa của ngôi nhà lớn hơn.
* Cho thêm thức ăn tăng cường, đủ thỏa mãn những yêu cầu chính trong mùa đông là mùa mà nguồn thức ăn thiên nhiên rất thiếu.
* Ngăn cản và loại bỏ các tác nhân gây hại như địch hại, bệnh tật và sự xáo trộn cuộc sống yên tĩnh của chim.

V. ĐỊCH HẠI
1- Chuột: Chuột rất thích ăn trứng, chim con và tổ yến. Là loài động vật quấy rối chim nhiều nhất, chúng làm chim yến khó chịu không muốn ở lại đây.
Phương pháp phòng chống: Phải loại bỏ chuột bằng cách loại bỏ tất cả các lỗ hỗng làm sao để chuột không vào nhà chim, bít kín bằng vữa xi măng. Đóng cửa và và cố gắng không để các dấu vết của giấy in đồ vật, gỗ. Chuột rất thích dùng những thứ đó để làm tổ. Có thể dùng thuốc chuyên dùng diệt chuột trong nhà yến (như Ratico của Eka) đặt ở góc phòng, nếu không có viên nào bị mất đi sau một số tháng chứng tỏ nhà đó đã hoàn toàn không còn chuột.
2- Kiến: Loài kiến này là loài kiến lửa hoang dã (Solenopsis geminata) và kiến gây ngứa. Kiến gây cản trở sự sinh sản của chim yến, thích cắn đốt và ăn chim non, đốt những con chim đang đẻ trứng vì lúc đó chúng thường nằm yên tĩnh.
Phương pháp phòng chống: Kiến bò ở ngoài tổ thì câu nó ra với thức ăn hoặc xương gà mà kiến thích để kiến bò ra, rồi xối nước ấm, nước sôi hoặc cồn dọc theo đường câu đó.Tiến hành như thế với tất cả các tổ nếu có kiến. Phung dịch Rasemus (Eka) 3 tháng 1 lần.
3- Gián: Sự ẩm ướt trong nhà yến rất thuận lợi cho gián sinh sản, phát triển, nếu số lượng gián nhiều sẽ làm rối loạn đàn yến khi chúng đang ấp trứng. Động vật này có thể ăn tổ chim làm tổ trở nên biến dạng, nhỏ lại và không hoàn chỉnh. Mặt khác những chất bẩn tích tụ lại gây ra mùi hôi làm cho tổ yến không còn ngon và tinh tế nữa. Do tổ chim bị bẩn nên chất lượng giảm sút rõ rệt.
Phương pháp phòng chống: Phun thuốc diệt côn trùng (loại không gây hại cho chim như ICON), làm sạch xung quanh nhà hoặc phung dung dịch chuyên dụng Racoa 3 tháng 1 lần. Vứt bỏ các vật dụng không cần thiết để chúng không chiếm chỗ và bít kín các lỗ mà gián có thể chui vào sinh sản.
4- Rận rệp: Rận rệp cũng quấy rối chim, làm chim cảm thấy ngứa ngáy. Những con bọ này hút máu chim yến, làm chim con bị mất máu, trở nên gầy yếu, 1 số sẽ chết trước khi bay được. Tổ yến cũng bị bẩn vì các chất bài tiết của rận rệp, rất khó làm sạch do đó giảm giá trị của tổ yến. Để loại bỏ rận rệp, ván tổ và các chỗ nứt trên trần cần được phung dung dịch Rapekin 3 tháng 1 lần.
5- Dơi: nhìn chung chim yến không thích sống cùng nhà với dơi. Bởi vì tập tính ngủ của dơi là treo lên trần nhà, đầu thì ở dưới chân ở trên. Với vị trí như thế các chất bẩn có thể dính trên trần, chỗ chim làm tổ. Các chất bẩn dính nhiều sẽ làm chim yến không thích làm tổ ở đó. Mặt khác, đôi lúc dơi cũng muốn ăn trứng và tổ chim.
Có 2 loại dơi thường ở trong nhả yến: Loại dơi nhỏ sinh sản nhanh lấn chiếm chỗ làm tổ của yến và loại dơi lớn sinh sản chậm hơn. Dơi luôn ra khỏi nhà để kiếm ăn vào lúc chiều tối khi chim yến trở về nhà nên sẽ cản trở đường bay của chim, nếu dơi phát triển nhiều chim sẽ bay đi chỗ khác. Đó là tình trạng 1 số hang yến ven biển miền Trung nước ta.
Phương pháp phòng chống: Đuổi dơi đi, làm sạch những chỗ dơi treo vào. Phải tìm tất cả các chỗ bẩn, làm mất các vệt đó, sau đó bôi vôi hoặc bôi bột than củi (từ gỗ hoặc gáo dừa) trộn lẫn với cồn. Bằng cách này dơi sẽ không đến nữa.
Không bao giờ trồng bất kỳ 1 loại cây ăn quả nào gần nhà yến vì các loại cây sẽ hấp dẫn dơi đến gần và chui vào nhà yến.
6- Rắn mối và tắc kè: động vật này rất thích ăn trứng và tổ yến thậm chí tắc kè ăn cà chim con. Chúng thường chui vào nhà yến qua các lỗ cửa ra vào hoặc lỗ thông gió.
Phương pháp phòng chống: Săn đuổi nó hoặc bắn vứt đi. Cố gắng làm rãnh nước quanh nhà, các lỗ thủng bít lại tường nhà phải nhẵn bóng và quét sơn. Người ta dùng các loại dây gai kim. Loại có ngạnh phủ quanh lỗ ra vào để ngăn chúng vào nhà yến.
7- Chim cắt săn mồi: bọn này thích ăn chim, xây nhà nên chọn vùng ít loại chim săn mồi. Chim yến con đang tập bay rất dễ làm mồi cho loài thú ăn thịt này.
8- Trộm: Ngoài việc bị thất thu về sản lượng tổ yến, nếu 1 nhà yến thường bị kẻ trộm vào nhà vào ban đêm sẽ làm cho chim lo lắng, 1 số con sẽ bay đi chỗ khác và không về nữa, kết quả là số lượng đàn chim bị giảm sút.
Tường nhà và cửa phải chắc chắn, được khóa bằng phương pháp đặc biệt. Cửa chim ra vào không để quá to, có thể đóng lại với lưới mắt cáo bằng sắt, được mở ra trong thời gian ban ngày từ 5 giờ sáng đến 19 giờ (tùy theo thời gian đàn chim bay ra và trở về vào lúc nào).

VI. THU HOẠCH TỔ YẾN

Mùa vụ thu hoạch bắt đầu khi tổ yến ở tình trạng cho phép được lấy nó đi. Điều này liên quan đến 1 số tác nhân: thời tiết mùa vụ, tình trang chim yến, chất lượng tổ yến. Cần phải có phương pháp thu hoạch, phải chi tiết và chắc chắn thì mùa vụ đó mới đạt được số lượng tổ nhiều nhất. Nếu làm sai, sẽ dẫn đến hậu quả phá hủy sự phân bố của chim yến trong nhà yến, có thể chim yến cảm thấy mất yên tĩnh và rời chỗ. Để tránh trường hợp này, chủ nhà nuôi chim yến cần thiết nắm được kỹ thuật và thời gian thao tác (hình 54).
1. Thời gian và số lần thu hoạch
Để có được 1 nhà yến phát triển tốt, tổ yến phải được thu hoạch đúng thời gian quy định và theo 1 phương pháp thích hợp. Có 1 số cách thu hoạch tổ yến:
1.1. Thu hoạch 4 lần trong năm
Phương pháp thu hoạch này thường thực hiện cho trường hợp chim đã thích thú ở trong nhà này với mật độ cư trú dày và đã ở khá lâu.
* Thu hoạch lần đầu: tiến hành khi tổ đã làm xong, sẵn sàng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Khi lấy tổ đi chim bắt buộc làm tổ lại ngay lập tức với tốc độ nhanh, có thể chỉ trong vòng 1 tháng. Phương pháp thu hoạch này được gọi là phương pháp cưỡng đoạt.
* Thu hoạch lần hai: Thực hiện lấy tổ khi chim làm xong tổ và đã đẻ 2 quả trứng. Lấy trứng đi rồi bật tổ ra. Tiếp tục chim sẽ làm lại tổ và đẻ trứng. Phương pháp thứ 2 này sẽ không làm khi trứng mới chỉ 1 quả. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp bỏ trứng lấy tổ.
* Thu hoạch lần thứ 3 và thứ 4 giống như lần 2.
* Cái lợi của phương pháp thu hoạch 4 lần trong 1 năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng tổ yến tốt và tổng sản phẩm tổ yến trong 1 năm nhiều hơn.
Nhược điểm của phương pháp này là không bảo vệ và gìn giữ được đàn yến, vì đàn yến không kịp phục hồi. Nếu cứ thực hiện liên tục tổng số lượng chim yến sẽ giảm, về lâu dài đàn chim sẽ cảm thấy mất yên tĩnh. Do có bản năng tự phòng vệ của loài, chim sẽ tìm chỗ mới yên tĩnh hơn. Mặt khác tổ chim dần dần nhỏ và mỏng hơn, bởi chim không đủ khả năng cân bằng sự sản xuất và chế tiết nước bọt theo kịp với thời gian làm tổ.
1.2. Thu hoạch 3 lần trong năm:
Phương pháp thu hoạch này thực hiện 1 cách nhàn nhã hơn, vì đã có sự chú ý đến phát triển quần đàn yến. Trong 1 năm cũng lấy tổ 3 lần.
* Thu hoạch lần 1: Thực hiện theo phương pháp để cho chim tự ấp nở, chỉ lấy tổ khi trứng đã nở và chim con có thể bay ra tự mình kiếm ăn. Thông thường tổ yến được thu hoạch theo cách này có chất lượng không tốt lắm, màu tổ đã thay đổi, trở nên tối sẫm, nhưng từ sau thời kỳ này quần đàn yến sẽ tăng lên nhiều hơn vì nhiều chim con được nở ra tại đây (tư liệu Indo.- vùng xích đạo).
* Thu hoạch lần 2: Thực hiện theo phương pháp cưỡng đoạt. Tổ yến được lấy lúc đã làm xong nhưng chưa có trứng. Tiến hành thăm trứng vào mùa chim làm tổ phát đạt nhất. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích chim làm tổ tiếp trong 1 thời gian ngắn nhất. Với cách kích thích này chim sẽ sản xuất và tiết nhiều nước bọt hơn để trong thời gian 40 ngày chim sẽ làm xong. Chất lượng mùa vụ thu hoạch lần 2 tốt hơn lần đầu, tổ yến trắng hơn bởi vì chưa trộn lẫn các thứ bẩn của chim con nhưng tai tổ nhẹ và kích thước nhỏ hơn.
* Thu hoạch lần 3: Thực hiện với phương pháp bỏ trứng lấy tổ. Tổ chim đã có 2 trứng nhưng chưa nở. Trứng sẽ bị loại bỏ hoặc đem sử dụng với mục đích khác. Chất lượng và tai tổ tốt hơn so với lần thu hoạch đầu và thứ 2 và hình dáng tổ khá hoàn chỉnh.
Làm tốt hệ thống thu hoạch 3 lần trong năm sẽ dẫn đến các điều sau đây:
Với phương pháp cho chim tự ấp nở ở lần thu hoạch 1, nhiều trứng được nở thành chim con, thay thế các chim yến già đã chuyển đi hoặc chết (khoảng 15-17% năm), quần đàn yến trong nhà tăng nhiều lên, vì số lượng chim già chuyển đi hoặc chết ít hơn so với tổng số chim yến con mới nở, như vậy đàn yến trong nhà sẽ được phục hồi.
Các trứng bị loại bỏ sau lần thu hoạch thứ 3 có thể được sử dụng để tăng quần đàn yến bằng 2 cách ấp nở như đã trình bày. Tuy nhiên, với phương pháp thu hoạch 3 lần này đòi hỏi nhà nuôi chim yến phải hết sức chính xác, cẩn thận nhất là phải chú ý đến mùa vụ. Thu hoạch lần 1 phải vào đầu mùa mưa, lúc thức ăn thiên nhiên phong phú, sẵn sàng cung cấp cho chim con mới nở. Cần chú ý đặc điểm thời tiết của từng địa phương, vì điều này quan hệ với sự nẩy nở sâu bọ là thức ăn của chim yến. Thu7o2ng thì đỉnh phát triển sâu ở sau đỉnh mưa khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Ví dụ ở Khánh Hòa vào mùa khô (tháng 1-4) số lượng côn trùng thu đượcthấp, còn mùa mưa (tháng 9-12) lượng côn trùng thu được khá cao, và tháng 6-8 cũng có một đỉnh mưa nhỏ nên lúc này lượng côn trùng cũng có sự giao động tăng giảm đôi chút. Phù hợp với đặc điểm mùa vụ đó, trong tự nhiên loài chim yến đẻ trứng tập trung vào giữa tháng 4, chim con được nở tập trung vào giữa tháng 5, chim non rời tổ vào khoảng giữa tháng 6 đầu tháng 7 (Nguyễn Quang Phách, 1999). Chính vì các điều trên nhà nuôi yến ở từng vùng (mùa mưa của từng vùng ở tại VIệT NAM có sự sai khác rõ rệt) cần lập kế hoạch chính xác về lần thu hoạch “cho chim tự ấp nở” để chim con có đủ thức ăn.
1.3. Thu hoạch 2 lần trong 1 năm
Thu hoạch theo cách này thường dùng cho loại nhà chim yến mới xây hoặc còn cần thiết nhân rộng quần đàn. Thực hiện theo cách cứ 6 tháng thu hoạch 1 lần. Đa số người nuôi chim sau khi thu hoạch lần đầu tốt cứ muốn thu hoạch thêm lần thứ 2, nhưng cần phải để trứng nở thành chim con và chờ cho nó biết bay đi kiếm mồi. Mặc dù hình dáng tổ hoàn chỉnh nhưng chất lượng sản phẩm của mùa vụ thu hoạch lần thứ 2 rất kém, màu tổ đen, bẩn, có giá trị thấp.
1.4. Thu hoạch chọn lọc
Là kiểu thu hoạch pha trộn cả 3 phương pháp. Một số tổ được thu hoạch khi chim chưa sử dụng, một số khác trong tổ có 2 trứng, và các tổ chim đã sử dụng để nuôi con và chim con đã bay đi. Thu hoạch chọn lọc tốt nhất là tiến hành 3 tháng 1 lần. Thường tiến hành ở các nhà yến hay bị mất trộm. Trong các nhà yến người ta chỉ thu hoạch tổ yến sau khi chim con bay, với mục tiêu tăng đàn chim 1 cách nhanh chóng.

2. Phương pháp thu hoạch
Trước hết cần nói rõ, tùy điều kiện sống chất lượng tổ yến có những khác nhau nhất định: tổ yến được làm ngoài đảo có phẩm chất tốt vì sống trong điều kiện thiên nhiên; tổ yến làm ở những nơi có nhiều côn trùng thì tốt hơn những nơi côn trùng khan hiếm vì chim yến phải tiêu hao năng lượng để đi xa kiếm mồi; ngoài ra, chất lượng tổ yến thu hoạch vào các thời vụ khác nhau vào mùa mưa và mùa nắng có khác biệt.
Người nuôi chim cần vạch ra chương trình thu hoạch lý tưởng và phù hợp. Phương pháp và chương trình thu hoạch lý tưởng đó phải tính toán đến một số điều sau đây:
* Tổng lợi nhuận của mùa vụ tính trong cả 1 năm. Không gây hại hoặc làm kém đi mùa thu hoạch tới.
* Tạo cơ hội và điều kiện đầy đủ nhất để chim yến phát triển và quần đàn không giảm sút. Làm sao tăng thêm nhiều thế hệ và cho chim tự ấp nở nhiều hơn khi thấy quần đàn chim yến bị giảm.
* Phải tính toán đến mối quan hệ mùa khô ráo và mùa mưa vì chim con nở ra phải vào lúc thức ăn thiên nhiên phong phú, có sẵn. Điều này hết sức quan trọng để chim yến sinh sống.
Trên cơ sở đánh giá 1 cách tổng hợp về các phương pháp thu hoạch, mùa vụ tự nhiên, điều kiện môi trường, chất lượng tổ yến… có thể gợi ý 1 phương pháp thu hoạch lý tưởng như dưới đây:
* Thu hoạch lần đầu với cách cưỡng đoạt. Thu hoạch tổ yến thích hợp khi chim đã làm tổ gần xong, nhưng chưa đẻ trứng. Tốt nhất là thực hiện khoảng 10 ngày trước khi đáng giá được là chim yến sẽ đẻ trứng, như vậy đủ cơ hội và thời gian để chim làm tổ lại 1 cách nhanh chóng. Nếu thời gian lấy trứng sát vào ngày chim đẻ trứng thì chim sẽ cảm thấy lo lắng. Nhìn chung với phương pháp này hình dáng tổ kém hoàn chỉnh và mỏng.
* Thu hoạch lần 2 với phương pháp bỏ trứng lấy tổ. Nghĩa là chờ cho chim đẻ xong 2 quả trứng nhưng chưa ấp. Không nên thực hiện phương pháp loại bỏ trứng trong khi trong tổ mới có 1 quả trứng, điều này có thể làm cho chim yến kinh hãi và có thể sẽ bỏ đi nơi khác. Với phương pháp này, trứng loại ra có thể sử dụng để tăng quần đàn chim bằng cách ký gởi trứng của nó vào tổ chim yến bụng trắng để chim này ấp hộ, hoặc bán cho những người yêu cầu hoặc ấp nở nhân tạo.
Để việc thu hoạch trứng 1 cách hiệu quả, ta cần sử dụng dụng cụ kiểm tra (gương soi có cần dài). Với dụng cụ này không cần chạm vào trứng vẫn đếm được số lượng trứng có trong mỗi tổ. Chất lượng của mùa thu hoạch này khá tốt, hình dáng tổ hoàn chỉnh và dày.
* Thu hoạch lần 3 với phương pháp bỏ trứng lấy tổ.
* Thu hoạch lần 4 với phương pháp cho chim tự ấp nở trứng, xảy ra sau khi chim con có thể tự bay đi kiếm mồi, vào lúc chim con được khoảng 45 ngày tuổi. Với cách thu hoạch muộn này chất lượng tổ yến kém, hình dạng bắt đầu hư hỏng, nhiều chất bẩn, lông, vỏ trứng và các thứ khác. Phương pháp thu hoạch này thích hợp vào đầu mùa mưa, mùa có sẵn thức ăn thiên nhiên, cung cấp đầy đủ cho chim con lớn lên bình thường. Điều này có lợi cho phát triển quần đàn yến. Ngưởi nuôi chim cần bố trí cho mình một kế hoạch khai thác thu hoạch tổ yến phù hợp với đặc trưng về khí hậu và sinh học chim của từng vùng thì mới có thể vừa nhận được sản lượng cao chất lượng tốt mà quần đàn yến lại phát triển.
Khi vào thu hoạch tổ chim cần chú ý các điểm sau:
* Thời gian chính xác nhất để thu hoạch tổ là từ 9h-16h00, đó là lúc chim đi kiếm mồi. Nếu thường xuyên tiến hành thu hoạch vào lúc chim đi vào ngăn chuồng hoặc đang bay ở phòng nghỉ phía ngoài thì chim sẽ tản ra rồi dời đến chỗ khác, nơi cảm thấy an toàn hơn. Nghiêm cấm tiến hành thu hoạch hoặc đến gần chim vào ban đêm, điều này có thể làm xáo trộn cuộc sống của chim.
* Thời gian lấy tổ và sự phân bố của các tổ lấy đi đều cần phải chú ý làm sao để chim không bối rối và có thể giúp nó làm tổ trở lại chỗ ban đầu.
* Thời điểm thu hoạch cũng là lúc kiểm tra và loại bỏ các yếu tố địch hại đối với chim, làm sao cho sản phẩm không bị thất thoát.
* Để cho tổ chim yến không bị gãy, tổn thương thì trước khi lấy tổ đi phải phun nước xung quanh chỗ tổ gắn vào xà gỗ. Tiếp đến dùng dao mỏng (dài 10cm, rộng 5cm) để gạt hớt nó. Đưa thanh dao vào giữa lớp tổ và tường đá hoặc xà gỗ sau đó quay nghiêng một góc 45 độ thì tổ sẽ bung ra khỏi chỗ bám. Nếu làm không cẩn thận tổ yến sẽ bị gãy vụn và kém giá trị./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét